Ðộc đáo đệm rơm của người Tày ở Bản Liền

Đệm rơm, một vật dụng quen thuộc của người dân vùng cao cách đây hơn 10 năm về trước. Hiện nay, những chiếc đệm bằng rơm tưởng như không còn, nhưng ở xã Bản Liền, huyện Bắc Hà vẫn được người dân ưa chuộng và sử dụng.

Bà Lâm Thị Trướng đan đệm rơm.

Những chiếc đệm rơm được người Tày xã Bản Liền đan kết cẩn thận, mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Dù không còn dùng để nằm như trước kia, nhưng đệm rơm vẫn được nhiều người dân ở Bản Liền dùng để ngồi và là tấm che nắng, chắn gió cho ngôi nhà, cho chuồng gia súc, gia cầm…

Bà Lâm Thị Trướng, 61 tuổi ở thôn Đội 3, xã Bản Liền có nhiều năm kinh nghiệm đan đệm rơm cho biết: Nghề đan đệm rơm có từ rất lâu rồi. Hơn 10 năm trước, đệm rơm được đan và bán tại chợ với giá từ 10 đến 15 nghìn đồng/chiếc, bây giờ có giá 100 nghìn đồng/chiếc, nên tạo thêm thu nhập cho người làm. Nhiều người khi thấy được công dụng của vật dụng này đã đặt mua về dùng. Đệm thường được đan theo kích thước của người đặt mua cho phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau.

Theo những người lành nghề, để có được một chiếc đệm rơm đẹp, bền, chắc, điều quan trọng nhất là lựa chọn loại rơm của lúa nếp; cây rơm thân dài, dai, được phơi khô, sau đó mới đan thành những chiếc đệm. Bây giờ người đan còn sử dụng dây dứa và dây cước loại to để bện rơm tạo sự gắn kết, giúp sản phẩm bền, chắc hơn.

Dù những chiếc đệm rơm có nhiều công dụng, nhưng ngày nay còn rất ít người biết làm, người làm thuần thục cũng phải mất ít nhất 2 ngày mới hoàn thiện 1 chiếc đệm dài 2 m, rộng 1,6 - 1,8 m.

Ghế rơm của người Tày.

Đan đệm rơm bây giờ còn trở thành một trong những nghề kết hợp với phát triển du lịch, thu hút du khách tới tham quan Bản Liền. Người dân đan đệm rơm không chỉ tạo ra vật dụng dùng trong gia đình mà đang dần tạo ra nhiều sản phẩm mới như đệm rơm ngồi, ghế rơm, chiếu rơm, túi bằng rơm phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và du khách…

Từ những bàn tay khéo léo, người Tày ở Bản Liền đã và đang tạo ra những chiếc đệm rơm vừa phục vụ cuộc sống gia đình, làng bản, vừa tạo nên nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt, góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

http://baolaocai.vn/bai-viet/12407-oc-dao-dem-rom-cua-nguoi-tay-o-ban-lien

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...