Lào Cai: Bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa

Thời gian qua, những giá trị, tinh hoa của di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Lào Cai đã được ghi nhận, biết đến với số lượng đông nhất cả nước. Nhiều di tích trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 48 di tích được xếp hạng gồm 21 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Các di tích đã được tu bổ, phục hồi trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đáp ứng nhu cầu của nhân dân, du khách. Tỉnh Lào Cai tự hào có bảo vật quốc gia là Trống đồng Pha Long đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018. Nhiều di sản lễ hội đã được quan tâm, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng như: Lễ hội Đền Thượng, Đền Bảo Hà, Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Xuống đồng của người Tày, Giáy, Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì, Lễ hội Su Giề Pà của người Bố Y...

Lào Cai đã phục dựng được 12 lễ hội đặc sắc của 7 dân tộc

Bên cạnh đó, Lào Cai đã phát huy thế mạnh của đội ngũ nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú trong việc truyền lửa nhiệt huyết đam mê văn hóa, di sản dân tộc cho các thế hệ trẻ. Bằng phương pháp trao truyền, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã phối hợp với chính quyền địa phương, các nghệ nhân trong thôn bản nghiên cứu, phục dựng lại lễ hội theo đúng nghi thức truyền thống để quay phim, chụp ảnh, ghi chép lại thành tài liệu rồi truyền lại cách thức tổ chức cho đồng bào. Đến nay, đã có 12 lễ hội đặc sắc của 7 dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì trong tỉnh Lào Cai được khôi phục. Đó là hội “Sải Sán”, lễ “Nào Sồng” của người Mông, “Tết nhảy” của người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, “Tết năm mới” của người Dao Tuyển, “Hội rước hồn lúa” của người Dao quần chẹt, “Hội rước nước”, “Hội chơi hang” ở huyện Văn Bàn, “Hội cốm” ở Sa Pa, “Lễ mở cửa rừng”, “Hội khu zà za” của người Hà Nhì, “Lễ hội trâu” của người La chí, “Lễ cúng rừng” của người Nùng.

Song song với việc phục dụng các lễ hội truyền thống, Lào Cai đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá nghệ thuật. Thực hiện dự án Sưu tầm, bảo tồn di sản múa, âm nhạc múa các nhóm, ngành dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì ở Lào Cai, bước đầu xây dựng 3 đội múa điểm làm tiền đề phát triển du lịch. Đồng thời, quan sát điền dã để thu thập thông tin về di sản múa từ các nghệ nhân dân tộc. Các cán bộ văn hóa đã tiến hành tác nghiệp bằng phương pháp ghi chép, ghi âm, quay phim để lưu giữ thành tài liệu. Đến nay, đã có 12 chuyên đề âm nhạc, múa của các nhóm ngành dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì được sưu tầm, lưu giữ; 3 đội văn nghệ được thành lập tại 3 xã San Sả Hồ, Tả Phìn (Sa Pa) và Y Tý (Bát Xát). Ngoài việc lưu giữ, truyền dạy cho lớp trẻ những bài múa truyền thống của dân tộc mình, 3 đội văn nghệ này còn biểu diễn phục vụ khách du lịch, tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống.

Cũng với cách làm như trên, Lào Cai đã sưu tầm, bảo quản được trên 11.000 cuốn sách chữ Nôm-Dao, nội dung khá phong phú gồm nhiều thể loại, phản ánh mọi mặt đời sống người Dao như: bài hát đồng dao, truyện kể, thơ ca, sách dạy, hướng dẫn các nghi lễ, phong tục truyền thống, kinh nghiệm dự đoán thời tiết, sách dạy các bài hát giao duyên, lễ hội, các bài thuốc dân gian... Một số thơ ca, phong tục của người Dao đã được dịch ra tiếng phổ thông. Bản thảo giáo trình dạy chữ Nôm – Dao gồm âm đọc của 3 nhóm ngành Dao tại Lào Cai cũng được hoàn thành, được sử dụng trong 3 lớp truyền dạy chữ Nôm – Dao cho lớp thanh niên người Dao. Đồng thời hoàn thành 2 cuốn sách “Văn hoá dân gian người Thu Lao” và “Văn hoá dân gian người Phù Lá”.

Thời gian tới, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và khôi phục các lễ hội truyền thống. Đồng thời, tuyên truyền việc thực hiện các nội dung quy chế tổ chức lễ hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong việc chỉ đạo, quản lý lễ hội, tổ chức lễ hội khoa học, lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, tránh các hiện tượng lai căng, đi ngược lại truyền thống; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về quản lý di sản, di tích; hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương.

Xuân Huệ

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...