VSIP: Hình mẫu hợp tác đầu tư Việt Nam-Singapore.

Khởi đầu dựa trên ý tưởng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, các KCN Việt Nam-Singapore (VSIP) giờ đây đã trở thành hình mẫu trong hợp tác đầu tư giữa hai nước.

Liên doanh VSIP đầu tiên được thành lập vào năm 1996, đã được phát triển và xây dựng thành một mô hình công nghiệp tích hợp cả 3 các yếu tố “làm việc, sống và giải trí”.

Đến nay, đã có 4 khu công nghiệp VSIP trên cả nước với tổng quỹ đất hơn 6.000 ha bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ, trong đó có 2 dự án tại miền Nam (tỉnh Bình Dương), 2 dự án tại miền Bắc (tỉnh Bắc Ninh và TP. Hải Phòng).

Dự kiến ngày 13/9, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ dự Lễ động thổ Khu liên hợp công nghiệp-đô thị-dịch vụ VSIP thứ 5 tại Quảng Ngãi.

Thực tế, các khu công nghiệp VSIP đã và đang góp phần rất lớn trong thu hút đầu tư. Số liệu từ Công ty liên doanh TNHH VSIP cho biết, tính đến nay, các VSIP đã thu hút 492 nhà đầu tư, với tổng vốn đầu tư lên tới 6,7 tỷ USD.

Riêng hai khu VSIP ở Bình Dương thu hút được 425 nhà đầu tư từ 22 quốc gia khác nhau, với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD. Trong đó, VSIP 1 với diện tích phủ kín 100%, tạo ra hơn 96.367 việc làm cho người lao động và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp VSIP 2 đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, lấp đầy 98% diện tích, tạo việc làm cho 26.043 lao động.

VSIP Bắc Ninh đã thu hút được 46 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư trên 900 triệu USD với các nhà đầu tư tên tuổi như: Pepsi Co., Nokia,… là địa điểm lý tưởng cho các nhà máy điện tử, dược phẩm, phụ tùng ô tô, cơ khí chính xác, hàng tiêu dùng và kho vận.

Dự án VSIP Hải Phòng hiện đã có khoảng 17 doanh nghiệp cam kết đầu tư trong đó tập đoàn Kyocera Mita (Nhật Bản) đã khởi công xây dựng nhà máy trong n��m 2011 và hiện đã đi vào hoạt động.

VSIP Quảng Ngãi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 23/4/2012, với tổng diện tích 1.746 ha, trong đó đất cho khu công nghiệp là 1.226 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 125,35 triệu USD.

Ngay tại lễ khởi công ngày 13/9, Quảng Ngãi sẽ cấp chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, đồng thời công bố 2 nhà đầu tư đã ký cam kết đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Nhà máy Sản xuất bánh kẹo và nước giải khát URC Central Dung Quất (Anh), với tổng vốn đầu tư 742,7 tỷ đồng.

Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp VSIP đã góp phần thúc đẩy nên kinh tế của Việt Nam phát triển, và củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...