Nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất vụ đông

Theo ông Ngô Quyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, những năm gần đây, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Vụ đông năm nay, các địa phương trong tỉnh dự kiến gieo trồng khoảng 11.000 ha cây vụ đông các loại. Cũng như mọi năm, nhóm cây gieo trồng trong vụ sản xuất này chủ yếu là giống ngô ngắn ngày, các loại cây ưa lạnh, khoai và rau, đậu các loại. Cây vụ đông chủ yếu được trồng trên đất ruộng của các địa phương vùng thấp - nơi khí hậu ít khắc nghiệt hơn trong mùa đông - như Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát. Trong đó, Văn Bàn vẫn là địa phương đi đầu trong sản xuất vụ đông với diện tích sản xuất lớn nhất toàn tỉnh, dự kiến gần 2.000 ha.

Bà Phạm Thị Hoài, thôn Mom Đào, xã Thái Niên (Bảo Thắng) chăm sóc dưa chuột.

Đến trung tuần tháng 11, hầu hết những cánh đồng đã được bà con tháo cạn nước, phơi đất, đắp luống để trồng cây vụ đông. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, các địa phương đã làm đất và trồng xong gần 9.000 ha cây vụ đông các loại. Tại xã Dương Quỳ (huyện Văn Bàn), cây ngô đông đã cao khoảng 20 - 30 cm, người dân tranh thủ những ngày thời tiết tạnh ráo ra đồng làm cỏ, vun gốc cho cây ngô để chống đổ. Những dây khoai lang cũng đã bén rễ, phủ xanh dần các mảnh ruộng. Đặc biệt trong vụ đông này, người dân xã Dương Quỳ mạnh dạn trồng thí điểm 1 ha lúa nước vụ 3. Hiện lúa sau cấy đã hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh. Giống lúa được người dân lựa chọn là giống lúa ngắn ngày, chịu lạnh tốt có nguồn gốc từ tỉnh Điện Biên.

Còn tại huyện Bảo Thắng, tương tự như vụ đông hằng năm, nhóm cây được người dân huyện này lựa chọn nhiều nhất là các loại rau cải ăn lá, su hào, bắp cải, củ cải và các giống khoai lang. Vì vị trí địa lý gần với thành phố Lào Cai và có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh nên việc tiêu thụ nông sản ở Bảo Thắng tương đối thuận lợi. Trước đây, người dân Bảo Thắng thường tự tìm thị trường tiêu thụ nông sản vụ đông, nhưng vụ đông năm nay, người dân các xã Gia Phú, Thái Niên và Sơn Hải đã liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dưa chuột.

Người dân chăm sóc ngô vụ đông.

Bà Phạm Thị Hoài ở thôn Mom Đào, xã Thái Niên cho biết: Vụ đông năm nay, gia đình tôi trồng 5 sào dưa chuột. Vụ dưa này chúng tôi được hỗ trợ giống, lưới và ni-lông. Khi dưa cho thu hoạch quả thì doanh nghiệp sẽ thu mua với giá 5.000 đồng/kg. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ. Dưa chuột hiện sinh trưởng tốt, sai quả, khoảng 1 tuần nữa sẽ cho thu hoạch. Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào vụ dưa này.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, ngay khi bắt đầu thu hoạch lúa vụ mùa, ngành nông nghiệp tỉnh đã có hướng dẫn chi tiết cho sản xuất vụ đông. Cụ thể, các địa phương chủ động liên hệ với các đơn vị cung ứng giống, vật tư, phân bón để cung cấp cho sản xuất kịp thời vụ, đúng chủng loại, đảm bảo số lượng và chất lượng, đối với các mô hình liên kết sản xuất phải ứng trước vật tư cho người dân ngay từ đầu vụ. Mỗi địa phương chủ động mời gọi 3 - 4 doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ký kết liên kết sản xuất với người dân. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, các địa phương khuyến cáo, hướng dẫn các bên tham gia liên kết chấp hành đúng điều khoản hợp đồng đã ký. Ngành nông nghiệp đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu tiến bộ khoa học, kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao cho các hộ để mở rộng sản xuất, như sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao, sử dụng nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm; áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; sơ chế, chế biến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Ông Ngô Quyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định: Thực tế cho thấy, thu nhập từ sản xuất vụ đông tại một số địa phương đạt rất cao, thậm chí cao hơn nhiều lần so với 2 vụ sản xuất chính. Có những diện tích có liên kết sản xuất với doanh nghiệp, người dân có thể thu lợi nhuận đến 120 triệu đồng/ha. Với những diện tích vụ đông chưa trở thành diện tích hàng hóa cũng góp phần tăng sản lượng lương thực, thực phẩm cho người dân, cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông. Vì vậy, ngành trồng trọt tỉnh xác định vụ đông không đơn thuần là sản xuất tăng vụ mà còn trở thành vụ sản xuất chính, mang lại thu nhập chính, tăng giá trị thu nhập trên mỗi ha canh tác. “Để đạt được những mục tiêu đó, chúng tôi phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân đa dạng hóa cơ cấu giống cây trồng để đa dạng sản phẩm, tăng cường rải vụ, quan tâm đến liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường” - ông Quyền cho biết.

 

http://baolaocai.vn/bai-viet/9742/nang-cao-gia-tri-kinh-te-tu-san-xuat-vu-dong

Theo Thúy Phượng/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...