Phát triển làng nghề gắn kết với du lịch

Lào Cai nổi tiếng bởi các địa danh du lịch như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Mường Khương. Nơi đây còn được du khách biết đến bởi các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc, nấu rượu,… mang đậm bản sắc dân tộc.
 
Ở Lào Cai, hệ thống làng nghề khá phong phú và đa dạng về các sản phẩm rất thích hợp để khai thác và phát triển du lịch. Nhiều nghề và làng nghề đang dần được hồi sinh, phát triển khi gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng để phục vụ du khách. Khách du lịch đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn mong muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng nghìn năm. Ðây cũng là hướng đi mới để triển khai lồng ghép các tua, tuyến du lịch gắn với các làng nghề để tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng.
 

 
Thiếu nữ Dao đỏ Sa Pa thêu thổ cẩm. (Ảnh: Hà Thắng)

Nghề thêu dệt thổ cẩm tại Lào Cai có xu hướng phát triển mạnh, phục vụ nhu cầu trong gia đình và khách du lịch. Ước tính, hằng năm trên địa bàn toàn tỉnh có hàng vạn mét vải thổ cẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Sa Pa có 11 làng nghề thêu, dệt thổ cẩm thuộc các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội phụ nữ huyện, mỗi năm xuất khẩu từ 32.000 – 35.000 mét vải.

Các làng nghề truyền thống ở Lào Cai còn được biết đến bởi các sản phẩm: Rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố được nhân dân thôn San Lùng (Bát Xát) và thôn Bản Phố (Bắc Hà) sản xuất theo những bí quyết lâu đời. Rượu nổi tiếng trong nước được khách du lịch tin dùng. Thực tế cho thấy, du khách không chỉ muốn đến tận làng nghề tham quan, tìm hiểu về vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa mà còn muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

Hiện nay, các làng nghề đã hình thành các tổ sản xuất có thương hiệu. Tại Sa Pa có tổ sản xuất thổ cẩm của người Mông tại Cát Cát, Ý Lình Hồ, Hầu Thào,…; câu lạc bộ dệt thổ cẩm, thuốc tắm đặc trưng từ lá rừng của dân tộc Dao; làng nghề của các sản phẩm của nghề rèn đúc, dệt vải lanh của người Mông tại Cát Cát. Các huyện Văn Bàn, Bắc Hà, Mường Khương… cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi.

Các làng nghề của Lào Cai đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình thông qua kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm… Làng Tả Van Giáy, Lý Lao Chải, Bản Dền, Sả Séng (Sa Pa) tỷ lệ hộ đói nghèo giảm khá nhanh nhờ du lịch.

Ðể bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Năm 2008, nghề rèn đúc tại thôn Bản Phố I, xã Bản Phố (Bắc Hà) được tổ chức bảo tồn. Trong khuôn khổ Dự án “Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông” làng Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa), 4 nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn đúc, nghề mộc, đan lát mây - tre - rơm được bảo tồn, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội lớn cho sự phát triển của địa phương và vùng du lịch.

Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa góp phần sáng tạo nên những di sản cả về phương diện vật thể và phi vật thể. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hóa được người tiêu dùng ưu chuộng.

Mỗi khi đến với Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương khách du lịch không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh làng quê thanh bình, mà còn được tham quan nơi sản xuất, thậm chí có thể trực tiếp cùng tham gia làm ra sản phẩm và không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu…để làm quà. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề Lào Cai./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Xây dựng tình đoàn kết quân - dân nơi biên giới

Bộ đội Biên phòng Lào Cai luôn khắc ghi lời căn dặn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng để không ngừng xây dựng tình đoàn kết quân - dân nơi biên giới.

Tiếp thêm niềm tin để nhân rộng mô hình tuyên vận

Tháng 1 năm 2013, trong chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị trấn; tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố được Tỉnh ủy Lào Cai triển khai thực hiện thí điểm từ năm 2012.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 24/7, tại Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và...

Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lào Cai

Chiều 22/7, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Đồng chí Giàng Seo Vần giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Mường Khương

Chiều 22/7, tại huyện Mường Khương đã diễn ra hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến người có công với cách mạng

Chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đối với người có công và thân nhân người có công là hoạt động nằm trong Chỉ thị số 21 ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và trong chương trình chuyển đổi số của tỉnh Lào Cai.