Nhân dân Bắc Hà làm giàu từ cây quế

Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Toàn bộ thân, cành, rễ và lá của cây quế đều có thể chưng cất tinh dầu, làm thuốc, làm gia vị. Bởi vậy cây quế đang được nhiều hộ dân huyện Bắc Hà chú trọng mở rộng diện tích, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, đồng thời đem lại nguồn thu nhập cao.

Từ đầu năm 2020 đến nay, giá trị thu được từ quế, gồm vỏ, lá, hạt, gỗ quế.... ước đạt gần 300 tỷ đồng, tương đương với giá trị thu được cả năm 2019. Cụ thể, thu hoạch hạt quế giống bán cho bà con nông dân trong khu vực đạt 10.000 kg, với giá bán bình quân là 200.000đ/kg, nông dân xã thu về 2 tỷ đồng; thu hoạch vỏ quế tươi vụ 3 bán được 1.650 tấn, với giá trung bình 24 ngàn đồng/kg, đem về nguồn thu 37 tỷ 590 triệu đồng; sản phẩm lá quế thu được trên 1.100 tấn, thu gần 2,2 tỷ đồng; sản phẩm gỗ quế bán được 1.500m3 đem về nguồn thu 3,6 tỷ đồng. Với nguồn thu tăng cao, chắc chắn Bắc Hà sẽ có thêm nhiều hộ nông dân thoát nghèo từ trồng quế.

Sơ chế quế tại HTX quế hữu cơ huyện Bắc Hà

Hiện toàn huyện Bắc Hà có 8.700ha quế, trong đó diện tích đến thời kỳ thu hoạch hơn 3.600ha. Tính đến tháng 10/2020, bà con nông dân trên địa bàn các xã hạ huyện Bắc Hà đã thực hiện trồng mới 500ha quế. Diện tích quế tập trung ở các xã khu vực hạ huyện, chủ yêu là xã Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái, Cốc Ly...

Đơn cử như tại xã Nậm Đét, những đồi quế bạt ngàn đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, dần ấm no. Hiện xã Nậm Đét có 1.850 ha quế, trong đó có 1.500 ha đang cho thu hoạch với khoảng gần 500 hộ tham gia và được trồng ở hầu hết các thôn trong xã. Để đảm bảo diện tích quế khai thác gối đầu, mỗi năm, người dân trong xã trồng mới từ 50 - 60 ha và trồng lại hàng trăm ha sau khai thác. Việc sản xuất quế tại Nậm Đét đã có những chuyển biến đáng kể. Thay cho việc thu hoạch và bán trực tiếp vỏ quế thô cho thương lái như trước kia, bà con được hướng dẫn các phương pháp sơ chế làm quế cắt miếng, quế ống sáo, quế ống điếu… Những phương pháp sơ chế không hề khó thực hiện, nhưng có thể nâng cao giá trị của sản phẩm quế Nậm Đét lên 40% so với giá thành hiện tại, lại tiết kiệm được nhân công.

Việc được cấp chứng nhận quế hữu cơ quốc tế đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị từ cây quế, hình thành vùng sản xuất chuyên canh quế gắn với chuỗi giá trị của ngành hàng quế tại địa phương. Vùng nguyên liệu sản xuất quế được quản lý từ khâu chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc, khai thác quế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh thái trong vùng trồng quế, hỗ trợ việc xây dựng và quản lý vùng quế hữu cơ được phát triển đảm bảo. Đầu ra của cây quế cũng được đảm bảo. Toàn bộ sản lượng quế hữu cơ đều do Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà và Hợp tác xã quế Hữu cơ Nậm Đét thu mua bao tiêu sản phẩm, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, một số nước Trung đông và các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản. Trung bình cứ 1 ha quế, nhân dân thu trên hơn 1 tỷ đồng.

Nhờ giá thành các sản phẩm quế cao và ổn định nên bà con nông dân tăng cường khai thác diện tích đang cho thu hoạch và diện tích cây quế trưởng thành cho thu hoạch tăng. Bên cạnh đó, các xã khu vực hạ huyện trồng quế đã phát triển mô hình hợp tác xã quế. Tăng cường liên kết với Công ty cổ phần Techvina thực hiện dự án trồng quế hữu cơ, góp phần phát triển vùng chuyên canh quế theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xóa nghèo, làm giàu cho bà con nông dân.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...