Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) Pắc Cưn Hê thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 7 - 11/9/2013. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Pắc Cưn Hê từ sau khi nhậm chức tháng 2/2013. Sáng 9/9, lễ đón chính thức Tổng thống Pắc Cưn Hê đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức đón nguyên thủ quốc gia.
 

 

Lễ đón chính thức Tổng thống Pắc Cưn Hê đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ
tịch theo nghi thức đón nguyên thủ quốc gia


Sau lễ đón, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Pắc Cưn Hê. Trong không khí hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai vị nguyên thủ đã trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Hai vị nguyên thủ bày tỏ vui mừng và hài lòng trước sự phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong 21 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, nhất là từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược năm 2009. Các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao được diễn ra thường xuyên, sự tin cậy về chính trị không ngừng được tăng cường và củng cố. Hợp tác kinh tế, thương mại, ODA, du lịch, lao động… có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện hai nước đã trở thành đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của nhau.
 

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Pắc Cưn Hê 


Hai vị nguyên thủ nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như giữa các bộ, ngành địa phương hai nước; duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai bên nhằm đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai vị nguyên thủ nhấn mạnh, hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, khoa học công nghệ, lao động việc làm, môi trường, văn hóa, giáo dục...; nhất trí phấn đấu tăng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời cải thiện cán cân thương mại song phương; nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc; tăng cường trao đổi, sớm ký kết Thỏa thuận về hợp tác lao động thay thế cho Thỏa thuận trước đã hết hạn năm 2012; nhất trí hợp tác triển khai thành công dự án Viện khoa học công nghệ Việt Nam (V-KIST)...

Hai bên nhất trí cần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình cảm thân mật giữa nhân dân hai nước thông qua các hoạt động giao lưu đa dạng như: đào tạo ngôn ngữ, văn hóa nghệ thuật, thể thao, giao lưu thanh thiếu niên. Hai bên nhất trí tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho công dân mỗi nước hiện đang cư trú tại nước bên kia; nhất trí tăng cường sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết để các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc trở thành cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
 

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Pắc Cưn Hê gặp gỡ thông báo với báo
chí hai nước về kết quả hội đàm.


Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM… và các cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN + 3, ARF, EAS… Hai bên cũng trao đổi về tình hình Bán đảo Triều Tiên và việc duy trì hòa bình, tự do hàng hải trên biển.

Kết thúc hội đàm, hai vị nguyên thủ đã dự Lễ ký kết 07 văn kiện hợp tác giữa hai bên và gặp gỡ với các phóng viên Việt Nam và quốc tế thông báo về kết quả tốt đẹp của buổi hội đàm.

Cũng trong sáng 9/9, Tổng thống Pắc Cưn Hê đã tới đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...