Xếp hạng phế tích đồn Trấn Hà là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Ngày 17/7/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2254/QĐ-UBND về việc xếp hạng phế tích đồn Trấn Hà (thôn Tân An 1, xã Tân An, huyện Văn Bàn) là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Một bức tường thành của phế tích đồn Trấn Hà.

Đồn Trấn Hà có từ đời nhà Lê, niên hiệu Cảnh Hưng, trấn Bảo Hà là trung tâm của châu Văn Bàn. Theo sử sách ghi lại, chu vi của lũy đất tổng cộng dài 41 trượng, thân lũy cao 6 xích, chân lũy rộng 7 xích, bề dày 4 xích, phía trước sau và bên trái đều có cửa, tất cả đặt pháo đài… Vị trí của pháo đài nằm ngay trên một gò đồi khá cao cách bờ sông Hồng 50 m. Với vị trí này, việc quan sát dọc tuyến sông Hồng cũng như việc án ngữ của thành lũy có vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự và sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Hiện, di tích đồn Trấn Hà còn sót lại bức tường thành trình bằng đất sét có niên đại khoảng thế kỷ XV, làm bằng đất đỏ trộn với sỏi, trình tường dày 60 cm, chiều cao còn lại 4 m, chiều dài khoảng 8 m, trên thành tường còn có các lỗ pháo đài có kích thước cao 60 cm, rộng 30 cm được bố trí lệch nhau. Trải qua thời gian, lũy đất tường thành cũng đã bị đổ gãy nhiều đoạn.

Xã Tân An đã giao cho người dân tham gia bảo vệ di tích đồn Trấn Hà.

Việc công nhận phế tích đồn Trấn Hà là di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa trong việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa vật thể. Xã Tân An đã giao cho người dân tham gia bảo vệ di tích đồn Trấn Hà, làm tường rào ngăn sự xâm hại và tránh gây nguy hiểm cho người dân, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích. Đồng thời, tạo điều kiện để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa đến khảo cứu; kêu gọi đầu tư tôn tạo, mở đường, tạo thành điểm đến trong hành trình khám phá khu du lịch tâm linh tại Tân An.

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/xep-hang-phe-tich-don-tran-ha-la-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-tinh-z8n20200725095916768.htm)

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...