Thăm một mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng là địa phương có số mô hình kinh tế trang trại, gia trại lớn nhất tỉnh Lào Cai. Nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt có thu nhập lên đến cả tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Trần Như Tôn, xã Phong Niên có thu nhập lên đến 1,4 tỷ đồng. Thông qua việc nuôi lợn nái lấy giống để nuôi lợn thương phẩm kết hợp trồng cây ăn quả quanh năm, mà kinh tế của gia đình nông dân Trần Như Tôn không những được đảm bảo mà ngày càng khấm khá và là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Bảo Thắng.
 
Huyện Bảo Thắng là địa phương có số mô hình kinh tế trang trại, gia trại lớn nhất tỉnh Lào Cai. Nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt có thu nhập lên đến cả tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Trần Như Tôn, xã Phong Niên có thu nhập lên đến 1,4 tỷ đồng. Thông qua việc nuôi lợn nái lấy giống để nuôi lợn thương phẩm kết hợp trồng cây ăn quả quanh năm, mà kinh tế của gia đình nông dân Trần Như Tôn không những được đảm bảo mà ngày càng khấm khá và là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Bảo Thắng.

 

Thu nhập của gia đình anh Tôn bình quân 1,4 tỷ đồng mỗi năm.

Với 55 con lợn nái, hơn 500 con lợn thịt, vườn cây ăn quả có diện tích lên đến 1,2 ha chủ yếu trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi ruột đỏ, chanh tứ mùa đã mang lại thu nhập bình quân 1,4 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh Trần Như Tôn ở thôn Cốc Sâm, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng. Để có được thành công như hôm nay, anh Tôn đã trải qua nhiều thất bại, nhưng đổi lại anh Tôn kiên trì học hỏi, đầu tư công sức vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Khi giá thịt lợn hơi lên xuống bấp bênh cộng với dịch tả lợn châu Phi bùng phát từ năm 2019, nhưng đàn lợn của gia đình anh Tôn vẫn phát triển ổn định. Theo anh, yếu tố tiên quyết là phải lựa chọn thức ăn cẩn thận, khẩu phần ăn tính toán theo từng giai đoạn phát triển của đàn lợn và việc tiêm phòng là tối cần thiết. Bên cạnh đó, chuồng trại và môi trường xung quanh phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Anh Tôn chia sẻ: “Nông dân chúng tôi thì lấy ngắn nuôi dài. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi để có thêm thu nhập. Chăn nuôi thì năm được năm mất, nhưng vẫn cho thu nhập cao nhất. Đã chăn nuôi thì phải làm bể xử lý chất thải cho thật tốt để không bị ô nhiễm ra môi trường xung quanh”.

Chăn nuôi ở quy mô lớn nhưng toàn bộ chất thải được thu gom, xử lý bằng bể biogas nên cả khu vực thôn Cốc Sâm không có mùi hôi khó chịu. Chất thải thu gom được anh Tôn dành bón cho vườn bưởi. Tận dụng không gian trong vườn, anh Tôn trồng làm nhiều tầng xen canh để có thu hoạch quanh năm. Cùng với tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên, gia đình anh Trần Như Tôn còn hỗ trợ và giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho 19 hộ gia đình để cùng nhau phát triển sản xuất. Riêng năm 2017, anh Tôn đã giúp 2 gia đình trong thôn thoát nghèo. Ông Ngô Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng cho biết: “Trước kia nhà anh Tôn chỉ có chăn nuôi lợn thôi, sau khi tham quan một số mô hình về trồng cây ăn quả có chất lượng cao, anh Tôn đã mở rộng khu vườn tạp của gia đình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Từ chất thải của chăn nuôi, anh chăm bón cho cây trồng trong vườn, tận dụng như thế là rất hiệu quả”.

Vườn bưởi diễn sai trĩu quả đã cho thu hoạch của gia đình anh Tôn.

Ngoài việc phát triển mô hình kinh tế gia đình hiệu quả, anh Tôn cũng là một trong những thành viên khởi lập Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Thống Nhất, xã Phong Niên. HTX hiện có 19 thành viên và anh Trần Như Tôn đảm nhận vai trò Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của HTX.

Nối tiếp thành công, anh Tôn đang gấp rút hoàn thành 1 trang trại chăn nuôi lợn ở quy mô lên đến 1,5 ha và kết hợp trồng cây ăn quả. Qua thực tế mô hình kinh tế trang trại của mình, anh Trần Như Tôn mong muốn, các cấp, các ngành tiếp tục tạo điều kiện, tổ chức cho nông dân đi tham quan học tập các mô hình kinh tế mới, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn hơn để ngày càng có nhiều nông hộ vươn lên trở thành những điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi./.

http://laocaitv.vn/kinh-te-moi-truong/tham-mot-mo-hinh-san-xuat-kinh-doanh-gioi-tieu-bieu-cua-huyen-bao-thang

Theo laocaitv.vn

Tin Liên Quan

"Đầu tàu" ở Chiềng 1

Năm 2000, ông Hà Văn Tới được bầu làm Trưởng thôn Chiềng 1. Từ đó, ông không ngừng phấn đấu, tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất, tăng thu nhập. Đến năm 2006, được sự tin tưởng...

Bảo Thắng biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 28/8, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Bí thư chi bộ nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới

Ông Giàng Lao Sáng, 40 tuổi, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ thôn Sín Hồ Sán, xã Sán Chải (Si Ma Cai) luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc của thôn và được đảng viên, người dân trong thôn tín nhiệm, quý mến.

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Tại Cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh, phụ nữ Lào Cai đã tự tin giới thiệu những sáng kiến khởi nghiệp và được Ban Giám khảo đánh giá cao về sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng tác động đến cộng đồng. Những phụ nữ vùng cao Lào Cai đã mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh, thực hiện ước mơ của...

Những thanh niên Lào Cai làm giàu trên quê hương

Với việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Trung ương, của tỉnh, cùng với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhiều thanh niên Lào Cai đã chủ động nghiên cứu, mạnh dạn triển khai các mô hình khởi nghiệp gắn liền với thế mạnh của địa phương, từng bước làm...

Nông dân “quên” ngày Quốc tế Lao động

Không nghỉ ngơi hay đi tham quan, du lịch trong ngày Quốc tế Lao động (1/5), nông dân vẫn miệt mài lao động sản xuất trên những cánh đồng với mong muốn có vụ mùa bội thu.