Trên “mặt trận không tiếng súng”: Kỳ 1: Những chiến sỹ áo trắng

Ở Trường Quân sự tỉnh, những cán bộ y tế thực sự là những chiến sỹ thầm lặng trên “mặt trận không tiếng súng” để thực hiện công tác cách ly công dân từ các nước có dịch bệnh trở về.
Công tác vệ sinh tại khu vực cách ly được thực hiện thường xuyên.

Khu cách ly tại Trường Quân sự tỉnh bắt đầu hoạt động từ ngày 3/2, cũng là thời điểm các y, bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng, Bệnh viện đa khoa các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn tạm xa gia đình, cơ quan để đến đây nhận nhiệm vụ mới. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng dịch, nhưng mỗi cán bộ, y, bác sỹ đều đã xác định tâm thế vững vàng “chống dịch như chống giặc”.

Chế độ cách ly tại Trường Quân sự tỉnh luôn được duy trì nghiêm ngặt.

Đến nay, Trường Quân sự tỉnh đã tiếp nhận cách ly, theo dõi sức khỏe cho hơn 1 nghìn công dân. Hằng ngày, các cán bộ y tế đều đặn kiểm tra thân nhiệt, cập nhật đầy đủ tình hình sức khỏe của công dân và báo cáo lên tuyến trên. Thời điểm đông nhất, Trường Quân sự tỉnh có 600 công dân cách ly, các cán bộ y tế phải căng mình làm việc không kể ngày đêm.

Các bác sỹ khử khuẩn tay trước khi kiểm tra tình hình sức khỏe cho người cách ly.

Những trường hợp công dân có biểu hiện sốt hoặc đã tiếp xúc gián tiếp với người dương tính với Covid-19 sẽ được cách ly tại khu riêng và luôn được bác sỹ theo dõi sức khỏe với chế độ đặc biệt. Bác sỹ Phùng Mạnh Chung, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng bộc bạch: Từ khi được phân công, chúng tôi luôn xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng, vì vậy, chúng tôi luôn làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, đồng lòng, phối hợp với các lực lượng khác để phòng, chống dịch bệnh.

Đo thân nhiệt người cách ly.

Bên cạnh việc khám, điều trị cho người bệnh, các cán bộ y tế còn thường xuyên tuyên truyền cho công dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; giải thích ý nghĩa của chính sách cách ly; chia sẻ, động viên họ tuân thủ cách ly để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Theo bác sỹ Lê Văn Mạnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, khi mới về nhận nhiệm vụ tại Trường Quân sự tỉnh, theo chế độ giờ giấc của quân đội nên phải thực hiện nghiêm túc hơn và phải khắc phục những khó khăn nhất định.

Cuộc sống thường ngày ở nơi cách ly.

Những công dân phải theo dõi, cách ly tại Trường Quân sự tỉnh mỗi người một công việc, hoàn cảnh khác nhau. Người là lái xe chở hàng xuất khẩu, người làm nghề buôn bán, người là khách du lịch, người đang có cha mẹ đau ốm, con nhỏ ở nhà… Song, nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nên họ đều nén lại những lo toan, thực hiện nghiêm túc quy định ở khu cách ly. Lái xe Dương Đức H, quê Nam Định chia sẻ: Thực hiện cách ly ở Trường Quân sự tỉnh, mỗi ngày hai lần các bác sỹ đến kiểm tra tình hình sức khỏe, chúng tôi rất yên tâm.

Kiểm tra tình hình sức khỏe cho người cách ly.

10 cán bộ y tế làm nhiệm vụ tại khu vực cách ly Trường Quân sự tỉnh luôn tuân thủ mọi nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo những công dân cách ly được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Chứng kiến quá trình làm việc chu đáo, sự gần gũi, chia sẻ giữa những cán bộ y tế với công dân cách ly, chúng tôi hiểu rằng, tình người và tinh thần trách nhiệm vẫn luôn hiện hữu trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm Covid-19.

Kỳ 2: Chuyện về những “anh nuôi” trong khu cách ly    

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...