Rộn rã chợ Cán Cấu phiên cuối năm

Đã thành thông lệ, vào thứ 7 hằng tuần, mọi bước chân lại dồn về chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai). Tuy nhiên, phiên chợ thứ 7 ngày 24 tháng Chạp lại đặc biệt hơn, bởi đây là phiên chợ cuối cùng của năm Kỷ Hợi.
Tấp nập chợ phiên Cán Cấu cuối năm.

Có lẽ chính điều đặc biệt ấy mà ngay từ sáng sớm, người dân các xã Lử Thẩn, Cán Cấu, Sán Chải, Quan Thần Sán, Sín Chéng (Si Ma Cai), thậm chí có cả người dân của một số xã thuộc huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Mường Khương và cả khách nước ngoài cũng chen bước đến chợ. Dọc tuyến Tỉnh lộ 153, thuộc địa phận xã Cán Cấu, xe máy, ô tô xếp dài vài km. Muốn vào chợ bắt buộc phải gửi xe và đi bộ hàng km. 

Mang lá dong xuống chợ.
Gậy sinh tiền cũng được người dân mang xuống chợ phiên.

Chợ phiên Cán Cấu cuối năm rực rỡ sắc màu của trang phục dân tộc Mông, của những quầy bán thổ cẩm, quần áo. Không vội vã, mỗi người đều thư thả chọn cho gia đình mình những vật dụng cần thiết cho ngày tết, như quần áo, bàn ăn bằng gỗ sa mộc, quả, bánh, kẹo, đồ chơi cho trẻ.

Chen chân cùng dòng người đi chợ phiên Cán Cấu, tôi cũng như nhiều người ở nơi khác khi đến đây đều bị mê hoặc bởi sự chân chất của người bán và người mua. Họ không mặc cả, không nói thách, thỏai mái xem và chọn đồ, thậm chí họ còn dành thời gian để hỏi thăm nhau.

Một nét đặc biệt làm nên thương hiệu cho chợ phiên Cán Cấu chính là sản vật địa phương, rất bình thường, nhưng không phải nơi nào cũng có. Đó là chổi “chua” củ đương quy, gà đen, lợn “cắp nách”, quả trứng vịt, bó lá dong, cây mận giống, con quay bằng gỗ nghiến, gậy sinh tiền, bó hương thơm...

Con quay của người Mông được nhiều người đi chợ tìm mua.

Điều dễ cảm nhận ở chợ phiên Cán Cấu đó là thời gian trôi đi rất chậm. Nếu những chợ phiên ngày thường, người dân vội vã bao nhiêu thì chợ phiên ngày tết họ thảnh thơi bấy nhiêu. Với người Mông, cả năm vất vả làm lụng, nên họ tự thưởng cho mình phút giây rảnh rỗi để chơi chợ. Họ đi khắp các khu vực bán hàng, sau khi mua được những thứ đồ cần thiết, những ông bố cho con trẻ vào quán cắt tóc, thả mình trên chiếc ghế để cho ông thợ làm đẹp “góc con người”. Nhìn vào gương, các ông bố và những đứa trẻ cười mãn nguyện với vẻ đẹp của mình. Rồi cả gia đình sà vào hàng ăn, gọi bát phở to, nóng hổi và cùng nhau thưởng thức. 

Khách nước ngoài tham quan chợ Cán Cấu.

Chợ phiên Cán Cấu cuối năm thú vị đến nhường nào. Để có được trải nghiệm chợ tết Cán Cấu thêm lần nữa, tôi và nhiều người đành chờ đến tết sau.

Người dân chọn mua hương.
Chọn mua bàn ăn cho gia đình.
Chọn mua dược liệu.
Sắm quần áo mới cho trẻ.
Tranh thủ làm đẹp.
Chợ trâu Cán Cấu là nơi nhiều người không thể bỏ qua.
Xe máy của người đi chợ được xếp hàng ngay ngắn, đảm bảo an toàn giao thông.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...