Đồng bào Xá Phó quan niệm rằng, sự khéo léo của phụ nữ thể hiện trên nét hoa văn của mỗi bộ trang phục. Vì thế, ngay từ nhỏ, các cô gái đã phải học cách may vá và thêu thùa.
So với các dân tộc khác, dân tộc Mông hoa (Mông lềnh) ở Bắc Hà còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc dệt vải, thêu, may các bộ trang phục, rực rỡ đậm bản sắc của những phụ nữ dân tộc Mông hoa.
Đến Văn Bàn, vào trung tâm thị trấn đã thấy núi Gia Lan hùng vĩ hiện ra trước mắt. Dưới chân núi là thung lũng trải dài, vùng đất trù mật, đông đúc. Núi Gia Lan không chỉ có vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng mà còn nổi tiếng bởi đây là khu căn cứ bí mật của quân và dân Văn Bàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, khu căn cứ này đã trở thành khu di tích lịch sử cách mạng mà người dân quen gọi là Khu du kích Pú Gia Lan.
Người Mông quan niệm rằng: Đã là con trai người Mông thì dù còn trẻ hay đã già, trên người lúc nào cũng phải có cây khèn. Qua cây khèn, tiếng khèn, cách chàng trai đó thổi có thể thấy được sức mạnh về thể chất cũng như thể hiện được rằng người con trai đó có đời sống văn hoá tinh thần mạnh mẽ đến nhường nào. Chính vì vậy, người Mông đi đâu cũng rất tự hào về điệu múa khèn của dân tộc mình.
Người Dao đỏ từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành phải trải qua khá nhiều nghi lễ, trong đó có nghi lễ buộc vòng vía cho trẻ mới sinh. Nghi lễ này chỉ diễn ra khi đứa trẻ sinh ra khó nuôi, hay ốm đau hoặc gia đình hiếm con.
Khi màn đêm buông xuống, Sa Pa trở nên thơ mộng và huyền ảo, trong làn sương mờ giăng giăng, những áng mây ùa đến vội vã là lúc các chàng trai, cô gái vùng cao nơi đây hò hẹn, tỏ tình bằng những điệu múa khèn, múa ô - đó là chợ tình.
Mỗi dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều có một nét văn hoá riêng, thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như văn hoá ẩm thực, trò chơi dân gian, trang phục. Trong một chuyến đi cơ sở tại thôn Tu Thượng, xã Nậm Xây (Văn Bàn), chúng tôi đã được tìm hiểu cách dệt vải và kiểu mặc trang phục truyền thống của người Mông xanh.
Nến tự nhiên Cát Cát (Sa Pa) là sản phẩm địa phương được làm từ 100% sáp ong tự nhiên, do chính người Mông Cát Cát làm ra bằng phương pháp thủ công. Đây không chỉ là một trong những sản phẩm độc đáo mà còn đang dần được hình thành và phát triển, trở thành nghề truyền thống của người Mông nơi đây.
Lễ cúng rừng của người Dao Tuyển bản Mạ, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng được tổ chức vào ngày mùng 8 Tết hằng năm. Đây là lễ hội bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, kết hợp lễ cúng rừng đầu xuân theo phong tục cổ truyền.
Không ồn ào, sôi động như những chợ phiên nổi tiếng Cốc Ly, Cán Cấu hay Mường Hum nhưng nét bình dị, mộc mạc riêng có của chợ phiên Mường Khương để lại nhiều ấn tượng đối với du khách khi đến đây.