Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN ngay đầu tháng 11

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu cần nỗ lực hết sức triển khai và hoàn tất các công tác chuẩn bị trong giai đoạn “nước rút” hiện nay bởi Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan trong đầu tháng 11/2019.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều ngày 18/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã họp Phiên thứ tư dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (UBQG).

Tham dự Phiên họp có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBQG; các thành viên của Ủy ban, Trưởng các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020, đại diện các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan.

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ mặc dù Việt Nam sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 từ ngày 1/1/2020, nhưng việc tiếp nhận vai trò này từ Thái Lan sẽ diễn ra ngay trong đầu tháng 11/2019.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBQG và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan cần nỗ lực hết sức triển khai và hoàn tất các công tác chuẩn bị trong giai đoạn “nước rút” hiện nay.

Theo Phó Thủ tướng, trọng tâm của Phiên họp thứ tư là rà soát tổng thể các nhiệm vụ, công việc đã, đang triển khai và cần tiếp tục thúc đẩy ngay trong thời gian tới, đặc biệt là việc triển khai Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, vật chất-hậu cần, lễ tân, tuyên truyền-văn hoá, an ninh-y tế.

Báo cáo tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký UBQG ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng cho biết việc triển khai công tác chuẩn bị đến nay cơ bản đáp ứng đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kiến nghị cần tập trung triển khai và hoàn tất các công việc cuối cùng chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 như hoàn thiện trang thông tin điện tử của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, các kế hoạch thông tin và quảng bá về Năm Chủ tịch cũng như các hoạt động lớn sẽ được tổ chức trong Năm, kế hoạch chuẩn bị cho các hoạt động quan trọng sắp tới, trong đó có Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN, Kễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN…

Tại Phiên họp, Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa và Ban Thư ký đã giới thiệu tổng thể về logo, bộ nhận diện của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và đã được UBQG phê duyệt.

Dự kiến, logo và bộ nhận diện Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam sẽ được chính thức giới thiệu tới các nước ASEAN và đối tác dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 và các cấp cao liên quan (Thái Lan, 31/10-4/11/2019).

Kết luận Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của các Tiểu ban, Ban Thư ký và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc triển khai, chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình, bám sát định hướng, chủ trương, phân công nhiệm vụ trong Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, tuyên truyền-văn hoá, lễ tân, vật chất-hậu cần, an ninh-y tế.

Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Tổng Thư ký về các công việc tiếp theo cần thúc đẩy triển khai, đặc biệt là các hoạt động quan trọng khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong dịp đầu năm 2020.

Phó Thủ tướng đánh giá cao các sáng kiến do các bộ, cơ quan liên quan đề xuất, yêu cầu tiếp tục đầu tư sâu hơn nữa để các sáng kiến này mang lại nhiều giá trị lâu dài cho ASEAN và Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh thêm, năm 2020 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của Đảng và đất nước, do đó yêu cầu UBQG, các bộ, ngành quan tâm và dành ưu tiên hơn nữa cho các công việc liên quan đến Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, vì đây vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam.

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.