Ký kết Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào năm 2013

Ngày 19/12, kết thúc kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad đã ký Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào năm 2013.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavat tại lễ ký các văn kiện hợp tác.

Hai bên cũng ký thỏa thuận về chiến lược hợp tác giữa Việt Nam-Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020; Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Lào.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả làm việc của các đoàn hai nước Việt Nam-Lào trong kỳ họp; mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hai nước thẳng thắn chỉ rõ những điều còn hạn chế, khó khăn để khắc phục.

Phó Thủ tướng cũng thông báo sơ bộ về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nói chung và chủ yếu là năm 2012.

Phía Lào cũng đánh giá cao tầm quan trọng của kỳ họp và thông báo sơ bộ tình hình kinh tế-xã hội của đất nước mình.

Hai bên đã bàn bạc về sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực như giáo dục-đào tạo,văn hóa, khoa học kỹ thuật, khai thác khoáng sản, năng lượng, đầu tư phát triển nói chung…

Các thành viên phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã thông qua chương trình nghị sự của kỳ họp, đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật năm 2012, trao đổi và thống nhất phương hướng nhiệm vụ cụ thể trong năm 2013.

Hiện Việt Nam có hàng trăm dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Lào còn hiệu lực. Riêng năm 2011, Việt Nam có 15 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào với tổng vốn đăng ký đạt 477,4 triệu USD.

Năm 2013, Chính phủ Việt Nam sẽ dành 825 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị và cán bộ quản lý các cấp.

Đặc biệt, trên lĩnh vực kinh tế, các bên tiếp tục rà soát các doanh nghiệp đầu tư tại Lào theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án hợp tác, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng và cam kết với Chính phủ Lào, phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề mới nảy sinh.

Hai bên yêu cầu các doanh nghiệp liên quan đẩy nhanh tiến độ để sớm phát điện thương mại nhà máy thủy điện Sekaman 3; thúc đẩy tiến độ dự án thủy điện Sekaman 1; phấn đấu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước năm 2013 đạt mức tăng trưởng 25%.

Đồng thời tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ hai nước. Hai bên cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin truyền thông, bảo tàng, khoa học và công nghệ...

Về chính trị, ngoại giao, hai bên sẽ đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt và Liên minh chiến đấu Việt-Lào vào giảng dạy tại các trường học của hai nước.

Hai bên cũng chú trọng xây dựng tuyến biên giới Việt-Lào ổn định và phát triển toàn diện, nhân rộng trên toàn tuyến mô hình hợp tác tuần tra chung của lực lượng biên phòng, phấn đấu hoàn thành cơ bản tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào 2013 để tiến tới hoàn thành dứtđiểm dự án này vào năm 2014.

Mặt khác, xúc tiến và kí thỏa thuận về vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước./.

(theo mofa.gov.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...