Khu vực FDI dẫn đầu về xuất khẩu

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng 22%.

Xuất khẩu tháng 7 tăng 14,3% so với cùng kỳ

Theo Bộ kế hoạch Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 72,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,2 tỷ USD, tăng 22%.

Trong 7 tháng năm 2013, một số  mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng cao là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 11,6 tỷ USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 9,6 tỷ USD, tăng 16,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,7 tỷ USD, tăng 40,4%; giày dép đạt 4,8 tỷ USD, tăng 15,6%; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù đạt 1,1 tỷ USD, tăng 23,3%; hạt tiêu đạt 615 triệu USD, tăng 17,1%; rau quả đạt 576 triệu USD, tăng 28,2%.

Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3 tỷ USD, tăng 12,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,6%; sắt thép đạt 1 tỷ USD, tăng 13,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 989 triệu USD, tăng 9,7%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước như: Dầu thô đạt 4,3 tỷ USD, giảm 9,1%; thủy sản đạt 3,4 tỷ USD, giảm 0,2%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,8%; cà phê đạt 1,9 tỷ USD, giảm 22,8%; gạo đạt 1,9 tỷ USD, giảm 13,1%; cao su đạt 1,2 tỷ USD, giảm 17,5%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 693 triệu USD, giảm 22,4%; than đá đạt 589 triệu USD, giảm 15,5%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là dấu hiệu được các chuyên gia nhìn nhận cho thấy sản xuất đã từng bước khôi phục lại rõ rệt, bởi phần lớn hàng hoá nhập khẩu rơi vào nhóm phục vụ sản xuất.

Trong 7 tháng năm nay, một số mặt hàng có  kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2012 là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 10,1 tỷ USD, tăng 8,5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, tăng 43,9%; vải đạt 4,7 tỷ USD, tăng 18,8%; sắt thép đạt gần 4 tỷ USD, tăng 10,5%; chất dẻo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 17,2%;  nguyên phụ liệu dệt may giày, dép đạt 2,1 tỷ USD, tăng 18,5 %; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 34,8%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,4 tỷ USD, tăng 19%....
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...