Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Nâng cao tầm vóc, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên không chỉ là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh của đất nước mà còn làm nổi bật tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực... Tất cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sau khi Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được chọn là địa điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, giới truyền thông cũng như nhiều chuyên gia quốc tế nhận định đây là một cơ hội lớn để Việt Nam nâng cao vị thế, tầm vóc và ảnh hưởng trong khu vực.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Washington, ông Hunter Marston, nguyên trợ lý nghiên cứu cấp cao của viện Brookings cho rằng, việc Việt Nam được lựa chọn là nơi diễn ra sự kiện quan trọng này cho thấy vị thế ngoại giao ngày càng tăng của Việt Nam.

Việt Nam là một thành viên quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong ASEAN và cũng là một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á, có quan hệ tốt với các cường quốc khác trong khu vực, từ Australia đến Ấn Độ và Nhật Bản.

Ông Marston nhận định, đây không chỉ là cơ hội tốt để Việt Nam nâng cao hơn nữa vị thế của mình và cho thấy khả năng tổ chức thành công các sự kiện lớn như hội nghị của ASEAN và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 ở Đà Nẵng, mà còn là thời điểm quan trọng để Việt Nam phát huy vai trò của mình, góp phần vào hòa bình của khu vực và thế giới.

Cùng nhận định trên, bà Amy Searight, Cố vấn cấp cao và Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Viện CSIS, cho rằng trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho thấy khả năng tổ chức thành công nhiều hội nghị thượng đỉnh cũng như các sự kiện lớn.

Cũng giống như Singapore, Việt Nam có an ninh rất tốt và là quốc gia có nền kinh tế năng động trong khu vực, có tiềm năng lớn với lực lượng lao động hiệu quả, có dòng vốn đầu tư lớn vì lực lượng nhân công có trình độ chuyên môn cao.

Việt Nam có những chính sách kinh tế tốt khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) nên Việt Nam là một mô hình kinh tế cho những nước trong khu vực. Theo bà, thành công to lớn của Việt Nam ngày càng được công nhận trên trường quốc tế.

Theo ông Richard Cronin, Cố vấn phụ trách các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương, Viện Stimson, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai là cơ hội để Việt Nam thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế cũng như sự cởi mở với thế giới.

Đây không chỉ là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng mà còn làm nổi bật tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực.
Việt Nam sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2020 và đang nỗ lực trở thành nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). Tất cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình dương tại Tập đoàn tư vấn Albright Stonebridge của Mỹ, khẳng định mặc dù không đóng vai trò cụ thể trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, nhưng sự kiện này cho thấy vị thế quốc tế đang lên của Việt Nam, cũng như vai trò của Việt Nam là một nước có quan hệ tích cực với nhiều cường quốc.

Theo ông, Triều Tiên đặc biệt muốn ASEAN tham gia tại cuộc gặp này giống như Singapore trong cuộc gặp đầu tiên. Triều Tiên duy trì quan hệ tốt với ASEAN trong khi ASEAN tìm cách tăng cường vai trò của mình trong khu vực và Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất của ASEAN. Cuộc gặp cũng là sự ghi nhận của Mỹ đối với Việt Nam như một đối tác trong các vấn đề an ninh./.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.