Minh bạch thông tin - con đường phát triển nông sản Việt

Một trong những yêu cầu tham gia vào thị trường nông sản thế giới là khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc các mặt hàng. Tuy nhiên việc này vẫn chưa được các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.

Minh bạch thông tin - Con đường phát triển của nông sản Việt.

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản và thủy sản Việt Nam. Minh bạch thông tin – Con đường phát triển” diễn ra  hôm nay (17/7), ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch cho hay, minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc điện tử là một trong những cách hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và  Nhật Bản.

Thông qua chương trình Traceverified, Đại sứ quán Đan Mạch muốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử nhằm thay đổi phương pháp truy xuất nguồn gốc bằng cách ghi chép thủ công như hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc dự án Traceverified cho hay, dự án này nhằm xây dựng, cung cấp cho các chuỗi liên kết thủy sản, nông nghiệp thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử, dịch vụ quản lý phòng thí nghiệm và nâng cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật viên.

Tuy nhiên, dù dự án đã thực hiện từ  tháng 10/2012 và hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp đến hết năm 2014 nhưng đến nay mới chỉ có 14 doanh nghiệp tham gia, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp thủy sản lớn. Điều này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) là do các doanh nghiệp ngại minh bạch thông tin và chỉ tham gia khi đối tác yêu cầu.

Truy xuất nguồn gốc giúp các bên liên quan nhận được thông tin xác thực về sản phẩm tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời cho biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực tối đa trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hay sản phẩm đó có được kiểm soát chất lượng một các nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực hiện bằng hình thức thủ công như ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách. “Cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro do chỉ có doanh nghiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong khi người tiêu dùng vẫn không thực sự biết về sản phẩm mà họ mua. Hơn nữa, thông tin nhiều loại sản phẩm phải lưu giữ trong vòng 6 tháng đến 2 năm nên sẽ tốn diện tích lưu kho và rủi ro khi có hỏa hoạn” – ông Hải nói. 

Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, một trong những vấn đề lớn mà các ngành hàng nông sản đang vướng phải hiện nay là sự minh bạch thông tin về xuất xứ các mặt hàng. Theo ông Tuấn: “Để tránh được rủi ro trên thương trường quốc tế, chúng ta phải nhận thức rõ những thay đổi để thích ứng, các doanh nghiệp phải quản lý được chuỗi và phải có quyết tâm đi vào những phương thức quản lý theo thông lệ quốc tế. Từ sự minh bạch chúng ta sẽ tạo được niềm tin của thị trường, có cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá cạnh tranh và thương hiệu nông lâm sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế”.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...