Năm 2013, phấn đấu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ vào lượng tồn kho, tình hình sản xuất và thu hoạch vụ hè thu và thu đông năm 2013, Hiệp hội cân đối xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm cụ thể như sau: tồn kho vụ Đông Xuân chuyển sang 1,6 triệu tấn, lượng gạo hàng hóa 6 tháng cuối năm là 3,7 triệu tấn và tổng lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ là 5,3 triệu tấn.

Nông dân An Giang thu hoạch lúa hè thu

Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm 2013 ước đạt 7,5 triệu tấn, trong đó, quý 3 dự kiến xuất khẩu 2,2 triệu tấn, quý 4 xuất 1,8 triệu tấn. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lũy kế xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm của nước ta đạt hơn 3,480 triệu tấn, trị giá 1,5 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu gạo tăng 2,55% về số lượng, giảm 2,04% về kim ngạch.
 
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu gạo diễn biến phức tạp và có sự thay đổi rõ nét. Thị trường truyền thống với các hợp đồng tập trung giảm mạnh và được thay thế bằng các hợp đồng thương mại từ các thị trường khác. Hiện châu Á vẫn là thị phần lớn nhất chiếm 61,95%, giảm 6,60 %; kế đến là châu Phi chiếm 23,74% tăng 1,32%. Tiếp theo là các thị trường châu Mỹ, châu Âu và các thị trường khác.
 
Giá gạo xuất khẩu đã giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2013, từ mức 410 USD/tấn loại 5% tấm vào đầu tháng 1 xuống còn 365 USD/ tấn. Đặc biệt, giá gạo của nước ta đã tách ra khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất.
 
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, đến thời điểm này cả nước đã xuất khẩu được khoảng 4,2 triệu tấn gạo, trị giá 1,9 tỷ USD, bình quân đạt 445 USD/tấn, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2012.
 
Về thị trường nhập khẩu, hiện Trung Quốc vẫn duy trì là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt 1,135 triệu tấn với trị giá đạt xấp xỉ 472,4 triệu USD, tăng 27,8% về khối lượng và tăng 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Angola cũng có sự tăng trưởng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 38,7%, 24,4% và 151,6%. Về cơ cấu, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 36,4% tổng trị giá xuất khẩu gạo, tiếp đến là Philippines (7,3%), Malaysia (6,6%), Singapore (5,2%), Bờ Biển Ngà (4,0%).
 
Được biết, sau một thời gian giảm xuống ở mức thấp, giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhẹ khoảng 100 đồng/kg so với tuần trước. Lúa IR50404 khô tại nhiều tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long hiện ở mức 4.700 - 4.800 đồng/kg; nhiều loại lúa khô hạt dài giá 4.900-5.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo lứt nguyên liệu xô loại thường được nhiều doanh nghiệp thu mua 6.100 - 6.200 đồng/kg, loại tốt: 6.400 - 6.500 đồng/kg.
 
Theo nhiều doanh nghiệp và tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá lúa tăng trở lại do doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh thu mua lúa gạo, nguồn cung lúa hàng hóa trên thị trường đang giảm, nhiều địa phương đã thu hoạch xong lúa hè thu 2013. Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu của nước ta đang duy trì ở mức ổn định cũng góp phần đẩy giá lúa trong nước tăng.
 
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang tiếp tục thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thực hiện từ 15/6 đến 31/7/2013./.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...