Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17

Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 khai mạc sáng 11/10 tại Thủ đô Yerevan (Armenia) với chủ đề “Cùng chung sống trong đoàn kết, cùng chia sẻ các giá trị nhân văn và tôn trọng đa dạng: Cội nguồn hòa bình và thịnh vượng trong không gian Pháp ngữ”.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng Thư ký Pháp ngữ đón Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.


Tham dự hội nghị có 41 Tổng thống, Thủ tướng đến từ các nước và vùng lãnh thổ thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, đại diện của Liên Hợp Quốc, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tham dự hội nghị.

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận vai trò quan trọng của các tổ chức quốc tế đa phương, trong đó có Cộng đồng Pháp ngữ, trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng sự đa dạng, thúc đẩy hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề toàn cầu và trong không gian Pháp ngữ.

Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các thách thức mà Cộng đồng Pháp ngữ đang phải đối mặt như bất ổn chính trị tại một số nước thành viên, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu, di cư, dịch bệnh...; kêu gọi Cộng đồng Pháp ngữ dành nguồn lực hỗ trợ các nước thành viên trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc sử dụng tiếng Pháp tại các diễn đàn đa phương quốc tế.

Từ sáng kiến của cố Tổng thống Senegal Leopold Sedar Senghor, đầu những năm 60 đã bắt đầu dấy lên phong trào vận động thành lập một cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp với mục đích tăng cường các mối quan hệ văn hoá, khoa học và kỹ thuật.

Hàng loạt tổ chức quốc tế sử dụng tiếng Pháp được thành lập như­ Hội nghị Bộ trư­ởng Giáo dục các nư­ớc có sử dụng tiếng Pháp (CONFEMEN, 1960), Hiệp hội Các tr­ường đại học sử dụng từng phần hoặc toàn phần tiếng Pháp (AUPELF-UREF, 1961 - hiện là Cơ quan đại học Pháp ngữ, AUF), Liên minh Các nghị sĩ nói tiếng Pháp (AIPLF, 1967, hiện là Liên minh Nghị viện Pháp ngữ - APF).

Ngày 20/3/1970, Cơ quan Hợp tác văn hoá và kỹ thuật (ACCT), hiện là OIF, được thành lập. Do đó, Cộng đồng Pháp ngữ đã lấy ngày 20/3 là Ngày quốc tế Pháp ngữ.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu, hợp tác Pháp ngữ trong các tổ chức nói trên vẫn mang đậm tính chất nghề nghiệp và kỹ thuật, chư­a đáp ứng đư­ợc nguyện vọng của nhiều nư­ớc muốn có một tổ chức có tầm vóc chính trị, có vị trí và tiếng nói đáng kể trong quan hệ quốc tế.

Chính vì vậy, vào tháng 2/1986, theo sáng kiến của cố Tổng thống Pháp François Mitterrand, Hội nghị Cấp cao (HNCC) lần thứ nhất các nư­ớc có sử dụng tiếng Pháp đã được tổ chức tại Paris với sự tham gia của gần 40 vị đứng đầu nhà n­ước và chính phủ các nư­ớc có sử dụng tiếng Pháp, đánh dấu sự ra đời chính thức của Cộng đồng các n­ước có sử dụng tiếng Pháp.

Hiện Cộng đồng có 80 thành viên và quan sát viên thuộc 5 châu lục, với khoảng 220 triệu người nói tiếng Pháp trên tổng số 890 triệu người, chiếm 1/3 dân số thế giới. Trong đó, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, hoặc duy nhất hoặc cùng với một số ngôn ngữ khác, tại 32 nước và chính phủ thành viên.
 

Các Trưởng đoàn dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Hải Minh

 

Cộng đồng Pháp ngữ đã có những nỗ lực nhằm khẳng định vị thế quốc tế và tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi (UA), Liên minh châu Âu (UE), Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)...

Từ các lĩnh vực hợp tác văn hóa và kỹ thuật truyền thống, Cộng đồng đã có bước chuyển mạnh sang các hoạt động chính trị trong khi văn hóa và ngôn ngữ vẫn là một ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng. Bảo vệ đa dạng văn hóa luôn là mục tiêu nhất quán của Cộng đồng và gắn với việc bảo vệ tiếng Pháp trên các diễn đàn quốc tế.

Hợp tác kinh tế đã được đề ra từ Hội nghị cấp cao tại Hà Nội năm 1997 và sau đó được khẳng định lại tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính-Kinh tế Pháp ngữ tại Monaco năm 1999. Gần đây nhất, Hội nghị cấp cao lần thứ 15 tại Senegal tháng 11/2014 đã thông qua Chiến lược của Pháp ngữ về kinh tế.

Theo Hải Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.