Bản Tả Van làm du lịch cộng đồng

Bản Tả Van cách thị trấn Sa Pa 8 km, một khu du lịch nhỏ nép mình bên thung lũng Mường Hoa, nơi mà mô hình homstay đang khá phát triển và mang lại nét riêng, độc đáo cho Tả Van.
Bản Tả Van có hơn 150 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Giáy nên vẫn thường được gọi là bản Tả Van Giáy. Người dân Tả Van sinh sống chủ yếu bằng nghề ruộng nương. Phụ nữ ở Tả Van cũng có nghề thủ công, làm nên các sản phẩm thêu thùa đẹp mắt. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển mạnh, người dân Tả Van bắt đầu làm du lịch để thoát nghèo.

Đến Tả Van, du khách có thể nhìn thấy nhiều tấm biển đề dòng chữ “Homestay”. Không có những nhà cao tầng, khách sạn, Tả Van hầu hết là những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, nép sau những bụi tre, bên con suối nhỏ. Đến nay, Tả Van đã có hơn 50 hộ cung cấp homestay, mỗi ngày phục vụ trung bình 200-300 khách du lịch vào mùa cao điểm. Số hộ gia đình đăng ký đón khách nghỉ đêm ngày càng tăng, nếu như năm 2004 có 28 hộ thì đến nay đã có 52 hộ được cấp giấy phép. Dịch vụ homestay có giá khá rẻ, từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/người/đêm, bao gồm chỗ ngủ, tắm giặt vệ sinh. Một bữa ăn ở nhà người dân thường có giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tuỳ theo món ăn.
 

Homestay ở Tả Van.
 
Những người cung cấp dịch vụ homestay ở Tả Van cho biết: “Khách du lịch nước ngoài họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và hứng thú tìm hiểu đời sống của dân địa phương, họ không quan trọng lắm các tiện nghi sinh hoạt”. Đó là lý do mà những bữa cơm đạm bạc với món thịt rừng gác bếp, những giấc ngủ chông chênh trên tấm nệm mỏng trải trên căn gác gỗ trong tiếng muỗi vo ve vẫn có sức hút với du khách người nước ngoài đến thế. Được biết, khách đến homestay ở Tả Van chủ yếu là từ Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ và Na Uy. Người dân Tả Van rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách du lịch. Họ học nhau cách sửa sang nhà cửa, cách nấu ăn và học tiếng Anh để phục vụ khách. Họ học tập mô hình, phương cách làm du lịch ở Sa Pa, nhưng khi vận dụng lại có những nét độc đáo riêng. Khách đến Tả Van dễ cảm nhận được sự chân tình, hiền hòa và mến khách của các chủ nhà nơi đây. Du lịch chưa làm ảnh hưởng nhiều nếp sống, thói quen sinh hoạt của bà con. Có được điều này cũng bởi những người làm du lịch và đồng bào có sức tự vệ khá tốt trước sự thương mại hóa thường thấy của du lịch.

Tả Van đang cho thấy những tiềm năng để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Quan trọng hơn, mô hình này vừa tạo nên sinh kế và việc làm cho người dân địa phương mà vẫn giữ lại được những nét văn hóa độc đáo riêng có mà mô hình homestay ít nhiều đã thể hiện sự ưu việt. Đến Tả Van, du khách không chỉ có dịp tham quan phong cảnh bản làng nên thơ, tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Giáy mà còn được thưởng thức một số món ăn đặc sản của địa phương, được hòa mình trong không khí lễ hội cùng các trò chơi dân gian.

Homestay là một loại hình cư trú thú vị, góp phần cải thiện đời sống vốn gặp nhiều khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, đồng thời cũng mở ra những trải nghiệm thú vị cho du khách khi du lịch Sa Pa. Một chùm ngô khô treo trong bếp, con suối trong vắt bắt ngang bản, cảnh quan đồi núi xen lẫn ruộng bậc thang và nụ cười thân thiện của người dân Tả Van Giáy sẽ còn đọng mãi trong ký ức mỗi người nếu đã một lần ghé qua./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...