Tăng trưởng kinh tế năm 2013 có thể đạt mức 5,3% và khoảng 5,4% vào năm 2014

Sáng 12/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã công bố Báo cáo điểm lại: Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam - tháng 7/2013. Đây là một trong những báo cáo bán thường niên quan trọng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm điểm lại những diễn biến mới nhất của kinh tế Việt Nam.
 
Tham dự buổi công bố Báo cáo có bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Deepak Mishra, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.


Bà Victoria Kwakwa (bên phải) tại buổi công bố báo cáo

Theo Báo cáo này, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đang cải thiện và bước vào năm thứ ba với mức độ ổn định tương đối. Tuy nhiên, Báo cáo này đã nêu ra các vấn đề như: Liệu như vậy có đủ để vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm kéo dài? Trong khi đầu tư trong nước giảm, liệu Việt Nam có còn là điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài? Những vấn đề gì đã xảy ra với khu vực ngân hàng và liệu các vấn đề trong khu vực ngân hàng đã được giải quyết? Cải cách ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước đã tiến triển đến đâu? Liệu nợ công Việt Nam có bền vững?

Báo cáo này đã chỉ ra những phát hiện chính về những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Đó là: Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát ở mức vừa phải 6,7% (tháng 6/2013). Tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài; tỷ giá giao dịch trung bình của ngân hàng thương mại chỉ tăng khoảng 1,6%  trong vòng 12 tháng qua. Dự trữ ngoại hối được cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu (quý I/2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (quý I/2013). Mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện; tỷ lệ rủi ro hoán đổi tín dụng (CDS) giảm từ mức 350 điểm cơ bản (tháng 6/2012) xuống khoảng 250 điểm cơ bản (tháng 6/2013).

Các cân đối ngoại được cải thiện. Xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng có giá trị lớn nhất (9,9 tỷ USD) và vượt qua các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như: Dầu thô, may mặc, giày dép… Điện thoại, điện tử, máy tính và linh kiện chiểm chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Năm 2012, Việt Nam đạt tăng dư thương mại lần đầu tiên kể từ 1992. Mặc dù nhập khẩu đã cải thiện nhưng mức thâm hụt thương mại 6 tháng đầu năm ước ở mức thấp, khoảng 1,4 tỷ USD. Cũng trong năm 2012, Việt Nam đạt thăng dư cán cân thanh toán ở mức kỷ lục. Đây là bước chuyển đáng ghi nhận từ mức thâm hụt 11% GDP (năm 2009) sang mức thặng dư 5,9% (năm 2012). Cán cân vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong năm nay tuy mức độ sẽ thấp hơn năm 2012.

Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 11,8% GDP (năm 2008) xuống khoảng 7,7% GDP trong 6 tháng đầu năm 2013 do mức cạnh trạnh mạnh hơn của các nước trong khu vực với việc thu hút đầu tư nước ngoài (Thái Lan, In-đô-nê-xia) và các đối thủ tiềm năng mới (Myanmar). Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN (theo Điều tra Triển vọng kinh doanh ASEAN của Hiệp hội Kinh doanh Singapore và AmCham).

Ngoài những thành tựu trên, Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tăng trưởng GDP tăng 5,25% trong năm 2012 (theo giá so sánh 2010),  mức thấp nhất kể từ năm 1998. Từ năm 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines. Ngoài ra, tỉ lệ đầu tư giảm. Chỉ số mua hàng của nhà quản trị (PMI) giảm và bán lẻ cũng tăng chậm. Cụ thể, tổng đầu tư giảm còn 29,6% GDP trong quý I năm 2013 (từ 38,5% năm 2010). Chỉ số PMI vẫn nằm dưới mức 50 cho phần lớn năm 2012 và 2013 (PMI dưới ngưỡng 50 biểu thị sản xuất giảm sút). Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ (tính giá trị danh nghĩa) đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.

Tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch, kết hợp với tăng chi cho hỗ trợ doanh nghiệp, hồi phục kinh tế. Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8% GDP năm 2012. Cải cách cơ cấu chậm. Quá trình cơ cấu lại khu vực tài chính ngân hàng vẫn còn mong manh, tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện. Việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) là bước đi cụ thể của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và dài hạn.

Tiến độ cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn hết sức chậm chạp sau 2 năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ trình cải cách. Hiện tại, các cơ quan hữu quan mới đang triển khai xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm thiết lập một khuôn khổ tổng hợp để quản lý và điều hành các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước khó có thể thành công nếu không có một cơ chế điều phối liên ngành hữu hiệu và tăng cường tính mính bạch. 

Báo cáo này cũng đã chỉ ra những triển vọng trong ngắn hạn và các yếu tố rủi ro của nền kinh tế Việt Nam. Đó là: Tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,3%  trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014. Lạm phát dự kiến ở mức 8,2% vào thời điểm cuối năm 2013. Nền kinh tế có thể gặp phải một vài rủi ro chính: Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa; từ đó, sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng…
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...