Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.
Khu bán hàng thổ cẩm.

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ...  Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Các gian hàng bằng tre, nứa và lợp cọ mộc mạc.

Chưa được xây dựng kiên cố, nhưng những kiốt làm bằng tre, nứa, lợp mái cọ lại tạo cho chợ Tân Dương những nét giản dị, mộc mạc riêng. Khu chợ được chia thành nhiều dãy song song nhau, mỗi dãy bày bán một mặt hàng riêng. Ngoài cùng là khu bày bán nông sản và các mặt hàng tươi sống, tiếp đến là dãy hàng bán thổ cẩm, vật dụng gia đình, quần áo... Điều đặc sắc nhất ở chợ phiên Tân Dương là đồng bào các dân tộc ở đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, khiến những ai lần đầu đến chợ, khi bước vào không gian này sẽ có cảm giác như được trở về khu chợ cách đây hàng chục năm, nơi người đi chợ dường như lấy cái thú ngắm cảnh mua bán rồi trò chuyện, bắt quen vài người bạn mới nhiều hơn là mua một món đồ ưng ý. Không có khu ăn uống như nhiều chợ phiên khác, nên chợ Tân Dương họp sớm và tan cũng sớm. Sau giờ họp chợ, bà con dành thời gian chăm sóc ruộng đồng. 9 giờ, người mua, người bán cũng thưa dần và họ lại hẹn gặp nhau ở phiên chợ sau.

Trong chương trình phát triển tuyến du lịch dọc sông Chảy, chợ Tân Dương đang được ngành chức năng Bảo Yên nghiên cứu để biến nơi đây thành điểm dừng chân hấp dẫn cho mỗi du khách trong hành trình khám phá mảnh đất có hai dòng sông.

Theo Mạnh Dũng/LCĐT

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...