Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5/2018): Bảo đảm sự đa dạng cho các sự sống trên trái đất
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học Thế giới) được khởi xướng năm 1993 và được kỷ niệm vào ngày 22/5 hằng năm từ năm 2000 nhằm tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học trên thế giới.
Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hình thức của sự sống trên trái đất và các thuộc tính tự nhiên của chúng. Đa dạng sinh học mà chúng ta thấy hôm nay là kết quả của một quá trình tiến hóa qua hàng tỷ năm, được hình thành bởi quá trình tự nhiên và ngày càng gia tăng, do ảnh hưởng của con người. Nó tạo nên tấm màn cho cuộc sống mà trong đó chúng ta là một phần không thể thiếu và khi đó chúng ta hoàn toàn phải phụ thuộc vào chúng.
Đa dạng sinh học thường được giải thích là sự phong phú của rất nhiều loại thực vật, động vật và vi sinh vật. Hiện nay, khoảng 1,75 triệu loài đã được xác định, cơ bản là những sinh vật nhỏ như côn trùng. Nhìn chung, các nhà khoa học ước tính số lượng loài đang tồn tại hiện nay khoảng 13 triệu loài, trong khi phạm vi ước tính từ 3 – 100 triệu ...
Thêm vào đó, đa dạng sinh học cũng bao gồm những khác biệt di truyền trong mỗi loài – đó là, ví dụ, sự khác biệt giữa các giống cây trồng, giống vật nuôi. Nhiễm sắc thể, gen và ADN – là những nhân tố xây dựng nên cuộc sống – xác định tính độc đáo của mỗi cá thể trong mỗi loài.
Một khía cạnh khác của đa dạng sinh học là sự đa dạng của các hệ sinh thái mà chúng ta gặp trong sa mạc, rừng, các vùng đất ngập nước, núi, hồ, sông, và cảnh quan nông nghiệp. Trong mỗi hệ sinh thái, các sinh vật sống, kể cả con người, tạo thành một cộng đồng và tương tác với nhau, cùng với không khí, nước và đất xung quanh.
Đa dạng sinh học cũng là sự kết hợp của các hình thức sống và tương tác với nhau và với phần còn lại của môi trường, từ đó làm cho trái đất trở thành một nơi sinh sống độc đáo cho con người. Đa dạng sinh học cũng cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ giúp duy trì cuộc sống của chúng ta.
Chính vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio de Janeiro năm 1992, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhất trí về một chiến lược toàn cầu để “phát triển bền vững”, trong đó đáp ứng các nhu cầu hiện tại, mang lại cho thế hệ tương lai một thế giới bền vững và thịnh vượng. Một trong các thỏa thuận mấu chốt được thông qua tại Rio là Công ước Đa dạng sinh học cam kết duy trì nền tảng sinh thái của thế giới đồng thời hướng tới phát triển kinh tế.
Giá trị của đa dạng sinh học
Có thể khẳng định rằng bảo vệ đa dạng sinh học đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống của chính chúng ta. Các nguồn tài nguyên sinh vật là những trụ cột giúp xây dựng các nền văn minh. Các sản phẩm của thiên nhiên là cơ sở cho các hoạt động đa dạng như nông nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm, giấy và bột giấy, làm vườn, xây dựng và xử lý chất thải. Sự suy giảm đa dạng sinh học đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm, cơ hội thưởng thức các hình thức giải trí và tham quan, cũng như các nguồn tài nguyên gỗ, các loại thuốc và năng lượng của chúng ta. Nó cũng gây trở ngại cho các chức năng sinh thái thiết ; border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; font-family: Roboto; font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">
Kỷ niệm 25 năm Công ước Đa dạng sinh học
Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 25 năm ngày Công ước Đa dạng sinh học có hiệu lực. Là công ước toàn cầu về đa dạng sinh học đã được thông qua ngày 22/5/1992 và có hiệu lực vào ngày 29/12/1993, Công ước đến nay đã được 196 nước phê chuẩn, trong đó có Việt Nam. Mục đích của công cụ pháp lý quốc tế này là bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một cách hợp lý các thành phần của đa dạng sinh học và chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý và công bằng lợi nhuận thu được do sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, việc chuyển giao kỹ thuật tiên tiến một cách thích hợp, lưu ý đến các quyền sở hữu về các tài nguyên đó và các kỹ thuật và có nguồn kinh phí thích hợp.
Với sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ, người dân bản địa, cộng đồng địa phương, cộng đồng khoa học và các cá nhân, Công ước Đa dạng sinh học đã được áp dụng rộng rãi kể từ khi có hiệu lực trong việc xây dựng hướng dẫn khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; xây dựng và đưa Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học và Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn tài nguyên di truyền và chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng có hiệu lực; đồng thời tạo và thực hiện các chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động để bảo vệ đa dạng sinh học.