Bảo vệ tài nguyên đất góp phần bảo đảm an ninh nông nghiệp và thực phẩm

Báo cáo vừa được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 3/5 cho thấy ô nhiễm đất chính là một mối đe dọa đáng lo ngại đối với sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và sức khỏe con người, song chúng ta chỉ biết rất ít về tầm quan trọng và mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa đó.
Bảo vệ tài nguyên đất trong canh tác nông nghiệp (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Khánh Linh)


Theo báo cáo, công nghiệp hóa, các cuộc chiến tranh, hoạt động khai thác mỏ và thâm canh nông nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm đất trên toàn thế giới, trong khi quá trình đô thị hóa các thành phố lại góp phần khiến cho đất được sử dụng như một chỗ thải chung.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về ô nhiễm đất, bà Maria Helena Semedo, Trợ lý Tổng Giám đốc FAO cho biết: Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, nước chúng ta uống, không khí chúng ta hít thở và sức khỏe của hệ sinh thái của chúng ta. Bà cũng đồng thời nhấn mạnh cần ưu tiên ngăn ngừa ô nhiễm đất trên toàn thế giới bởi năng lực của đất để ứng phó với ô nhiễm rất hạn chế.

Báo cáo mới của FAO cho thấy trong khi thâm canh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa tiếp tục phát triển nhanh chóng thì việc đánh giá tình trạng ô nhiễm đất toàn cầu lại chưa bao giờ được thực hiện. Các nghiên cứu được tiến hành cho đến nay chủ yếu được giới hạn ở các nước phát triển.

Theo một cuộc khảo sát của FAO, có những khoảng trống lớn về bản chất thực sự và mức độ của vấn đề. Ví dụ, tại Australia, gần 80.000 địa điểm sẽ bị ô nhiễm đất. Ở Trung Quốc, 16% tổng số đất và 19% đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Khoảng 3 triệu địa điểm bị ô nhiễm tiềm ẩn trong Khu vực Kinh tế Châu Âu và phía Tây Balkan. Tại Mỹ, ít nhất 1.300 địa điểm xuất hiện trong danh sách những nơi bị ô nhiễm.

Thông thường, ô nhiễm đất chỉ có thể được nhận thức hoặc đánh giá trực tiếp, như một mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm có tác động đến an ninh lương thực khi nó phá vỡ quá trình trao đổi chất của thực vật và do đó làm giảm sản lượng cây trồng và khiến cho cây trồng không an toàn để tiêu thụ. Các chất ô nhiễm cũng sẽ trực tiếp gây hại cho các sinh vật sống trong đất.

Thêm vào đó, rõ ràng, đất bị ô nhiễm với các yếu tố nguy hiểm (chẳng hạn như asen, chì, cadmium), hóa chất hữu cơ như PCBs (polychlorinated biphenyls) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), hoặc dược phẩm như thuốc kháng sinh hay các chất làm rối loạn nội tiết gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Báo cáo của FAO cũng đồng thời nhấn mạnh phần lớn ô nhiễm đất là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, luyện kim, sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón dùng trong nông nghiệp, khói xe, các dẫn xuất dầu được thải vào môi trường hoặc phá vỡ nó, … đều góp phần dẫn tới ô nhiễm đất.

Ngoài ra, các “chất gây ô nhiễm mới nổi" cũng là một nguồn đáng quan tâm. Chúng bao gồm dược phẩm, chất gây rối loạn nội tiết, các loại chất kích thích và các chất gây ô nhiễm sinh học, chất thải thiết bị điện tử và chất dẻo được sử dụng trong hầu hết mọi hoạt động của con người./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.