Eurozone đạt thỏa thuận về cách thức giải cứu các ngân hàng gặp khủng hoảng

Khu vực đồng Euro (Eurozone) đang tiến thêm một bước đến mục tiêu thành lập liên minh ngân hàng khi Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu ngày 20/6 đã nhất trí về cách thức tổng thể sử dụng quỹ cứu trợ tài chính của nhóm, thường được biết đến với tên gọi Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), để góp vốn trực tiếp giải cứu các ngân hàng rơi vào khủng hoảng nhằm hạn chế tác động rủi ro đến toàn bộ hệ thống tài chính.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)

ESM có ngân quỹ lên đến 500 tỷ Euro, ban đầu được thiết lập với mục đích hỗ trợ các nước thành viên Eurozone gặp khó khăn, nhưng đến tháng 6/2012, khi một số ngân hàng Tây Ban Nha cận kề bờ vực đổ vỡ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí nới rộng phạm vi hoạt động của công cụ này, cho phép nó hỗ trợ trực tiếp ngân hàng.

Điều này đòi hỏi phải có một cơ quan theo dõi toàn bộ hệ thống ngân hàng, nên EU sau đó đã thông qua quyết định thành lập Cơ chế giám sát độc lập (SSM) cuối năm 2012, với chức năng giám sát các ngân hàng lớn của Liên minh châu Âu. Cơ quan này đặt dưới quyền lãnh đạo của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Theo Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, thỏa thuận vừa đạt được liên quan đến “những điểm chính về cơ chế cơ cấu lại vốn của các ngân hàng trong tương lai”. Đây sẽ là “bước đi quan trọng trên con đường tiến tới thành lập liên minh ngân hàng”, thiết chế mà ông cho rằng cần nhanh chóng thành lập để cải thiện lòng tin của thị trường tài chính vào sự ổn định của hệ thống ngân hàng trong EU.

Theo thỏa thuận mới đạt được, ESM sẽ chỉ xem xét tái cơ cấu vốn của ngân hàng trong trường hợp bị người gửi rút tiền ồ ạt và nước có ngân hàng đó không thể tiếp tục hỗ trợ được nữa. Tuy nhiên, giá trị của gói cứu trợ bị giới hạn dưới 60 tỷ Euro (khoảng 79,3 tỷ USD) để duy trì chỉ số tín nhiệm của ECB, yếu tố rất cần thiết để thể chế này huy động vốn trên thị trường trái phiếu.

ESM sẽ chưa thể đi vào hoạt động ngay lập tức. Bộ trưởng Tài chính Ailen, Maicơn Nunan (Michael Noonan) dự đoán có thể phải mất tới 12 tháng, nhưng một số đồng cấp của ông cho rằng, do chi tiết của chương trình chưa hoàn chỉnh, nên thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.

Bên cạnh đó, tiêu chí cụ thể để ESM cứu trợ trực tiếp ngân hàng sẽ chỉ được xây dựng hoàn chỉnh sau khi EU đạt được thỏa thuận về 2 trụ cột khác của liên minh ngân hàng, bao gồm 1 bộ quy tắc chỉ dẫn giải cứu ngân hàng và 1 thỏa thuận về bảo hiểm tiền gửi áp dụng cho toàn bộ EU./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Thái Lan đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng thương mại điện tử, với mục tiêu đưa giá trị thị trường thương mại điện tử của Thái Lan lên mức 750 tỷ baht vào năm 2025.

Tín hiệu tích cực từ kinh tế Nhật Bản

Nền kinh tế của “Đất nước mặt trời mọc” đang đón nhận những tín hiệu tích cực khi Chính phủ Nhật Bản vừa công bố dữ liệu cho thấy trong quý II/2024, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vượt dự báo. Trong khi đó, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024...

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới

Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.

Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thủ tướng Thái Lan công bố kế hoạch 10 điểm để kích thích nền kinh tế

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố 10 chính sách cấp bách của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế Thái Lan và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

ECB cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong vòng 5 năm

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/9 đã thông báo cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,5%.