Liên kết phát triển du lịch – nhìn từ Năm Du lịch Quốc gia 2017

Với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc”, Năm Du lịch Quốc gia 2017 - Lào Cai – Tây Bắc đã quy tụ, liên kết được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Đây là cơ hội tốt để Lào Cai giới thiệu, quảng bá với du khách trong nước và quốc tế những giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh đặc sắc; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa Lào Cai với các địa phương nhằm phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng.
6 tháng đầu năm 2017, Lào Cai đã tổ chức các chuỗi sự kiện để thu hút du khách. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Sắc màu Tây Bắc" trong vườn xuân đất nước. Màn nghệ thuật thể hiện rõ nét và ấn tượng các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Lào Cai và của các tỉnh vùng Tây Bắc. Chuỗi hoạt động Lễ hội mùa xuân được tổ chức kéo dài suốt tháng Giêng tại Lào Cai, trong đó Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu thành phố biên cương” được tổ chức với trên 1.200 cán bộ, diễn viên tham gia, 13 xe hoa diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố được trang trí phù điêu, mô hình nghệ thuật nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, thương mại của tỉnh.
 

Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc.

Tại các huyện, thành phố đã diễn ra hơn 40 lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại các huyện Sa Pa, Mường Khương và Bắc Hà; Hội xuống đồng dân tộc Tày, Giáy tại huyện Sa Pa, Bát Xát và Bảo Yên; Lễ Nhảy lửa dân tộc Dao tại huyện Sa Pa; Lễ hội văn hóa và ẩm thực các dân tộc huyện Bát Xát; Lễ hội Đền Phúc Khánh huyện Bảo Yên... đã đem đến cho du khách cái nhìn tổng thể về bản sắc văn hóa của 25 dân tộc Lào Cai.

Sa Pa, Bắc Hà là hai địa phương được chọn tổ chức “Lễ hội mùa hè với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao đặc sắc như: “Lễ hội trên mây” bao gồm chương trình ca múa nhạc, ẩm thực vùng cao, trưng bày ảnh, festival hoa và giải thi leo núi chinh phục đỉnh Hàm Rồng; “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát” tái hiện lễ cưới người Dao, tục kéo vợ của người Mông, lễ đón Then về ăn Tết của người Tày, lễ mừng mùa mới của dân tộc Xa Phó; Chương trình “Một ngày làm nông dân” tại xã Tả Phìn giúp du khách có những trải nghiệm tập quán canh tác nông nghiệp của người vùng cao, tham gia hái lá thuốc với đồng bào Dao đỏ.


Khu du lịch Topas Ecolodge Sa Pa là điểm đến hấp dẫn du khách.

Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà không chỉ hấp dẫn du khách với những màn tranh đua kịch tính, quyết liệt mà còn sôi động với rất nhiều hoạt động phụ trợ khác như Hội chợ Thương mại Du lịch; Hội nghị xúc tiến các sản phẩm đặc hữu tỉnh Lào Cai; Lễ hội quế; Khởi động chảo thắng cố; Giao lưu văn nghệ “Ngọt ngào vùng đất Bắc Hà” – Xòe truyền thống,...

Ngoài các sự kiện diễn ra tại Lào Cai, tại các địa phương có di sản thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động tại chỗ mang tính kết nối chủ đề Năm du lịch quốc gia như Lễ hội Hoa ban (Điện Biên), Ngày hội ném còn ba nước Đông Dương (Lai Châu), Fastival làng nghề đá quý Lục Yên (Yên Bái), Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), Lễ hội trà Mộc Châu – Sơn La (Sơn La), Carnaval Hạ Long (Quảng Ninh), Lễ hội Hoa phượng đỏ (Hải Phòng), Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, v.v… Các sự kiện đều hướng đến mục đích giới thiệu cho du khách bức tranh tổng thể các di sản thế giới của Việt Nam, tạo nên sự liên hoàn trong s��n phẩm du lịch.

Đ��� tiếp nối những thành công, từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh Lào Cai chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thành công các sự kiện, lễ hội: Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia Lào Cai – Tây Bắc, Lễ hội mùa thu, Lễ hội mùa đông…để thu hút du khách. Phối hợp với các tỉnh, thành phố có di sản, có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch để xây dựng các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác những yếu tố thuận lợi về hạ tầng, dịch vụ du lịch. Đồng thời, liên kết khai thác và phát triển các chương trình du lịch theo chuyên đề như: Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, cùng các Chương trình "Hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc", "Chợ phiên vùng cao", “Du lịch tâm linh dọc sông Hồng”, "Dấu chân huyền thoại" và khám phá các cung đường hành quân trong chiến dịch Điện Biên lịch sử... phấn đấu đạt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách du lịch đến Lào Cai trong năm 2017./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...