Phát triển sản phẩm du lịch chợ phiên

Sáng Chủ nhật, trong dòng người đông đúc ở chợ phiên Bắc Hà, không khó để bắt gặp những du khách nước ngoài đang hòa mình vào không khí ngày chợ với đồng bào các dân tộc nơi đây. Màu sắc sặc sỡ của khu bán đồ thổ cẩm, tiếng ngựa hí vang ở khu bán gia súc, hay những tràng cười sảng khoái ở khu ẩm thực… tất cả đều tạo cho du khách lần đầu đặt chân đến chợ phiên Bắc Hà những ấn tượng khó phai. Đó chính là lý do để một tạp chí du lịch danh tiếng xếp chợ phiên Bắc Hà là 1 trong 10 chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Dù cuộc sống của người dân đã đổi thay nhiều, nhu cầu và thói quen mua sắm không còn như xưa, nhưng chợ phiên Bắc Hà bao đời nay vẫn chỉ họp mỗi tuần một phiên. Với đồng bào vùng cao nơi đây, chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi, mà còn là nơi gặp gỡ, hò hẹn của nam thanh nữ tú khắp các bản làng.

Cách đó không xa là chợ phiên Cán Cấu thuộc huyện Si Ma Cai. Chợ Cán Cấu được biết đến là khu chợ buôn bán gia súc lớn nhất các tỉnh Tây Bắc; đồng thời là chợ phiên còn giữ lại gần như nguyên vẹn những nét truyền thống của phiên chợ vùng cao.

Du khách chọn mua thổ cẩm tại chợ phiên Bắc Hà.

Ở Lào Cai ngày nào cũng có chợ phiên, như: Chợ Cán Cấu họp vào thứ Bảy, chợ Cốc Ly họp vào thứ Ba, chợ Cao Sơn họp vào thứ Tư, chợ Pha Long, Y Tý họp vào thứ Bảy, chợ Mường Hum họp vào Chủ nhật… Vẫn những mặt hàng ấy, vẫn những sắc màu quen thuộc ấy, nhưng mỗi phiên chợ đều tạo cho du khách những ấn tượng riêng, bởi ở đó ẩn chứa cả một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Phát triển sản phẩm du lịch chợ phiên là một trong những nội dung nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020. Để cụ thể hóa chủ trương này, nhiều giải pháp đồng bộ đã và đang được triển khai, như xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng chợ. Cùng với đó, tích cực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao, tạo điểu kiện để chủ thể của chợ phiên là người dân địa phương được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch, thương mại.

Trong hành trình trở về từ chuyến du lịch khám phá chợ phiên, du khách không chỉ mang theo những món quà lưu niệm làm bằng thổ cẩm độc đáo, mà quan trọng hơn là được sống, được trải nghiệm trong không gian đậm bản sắc văn hóa chẳng nơi nào có được. 

Theo Mạnh Dũng/LCĐT

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...