Lâu đài cổ ở Mường Hum

Ngoài các nhân chứng sống thì dường như không có tài liệu nào đáng kể nói về lâu đài cổ ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, cho dù đến nay những chứng tích vẫn còn đó. Dù vậy, người dân Mường Hum đều ít nhiều lấy đó là niềm tự hào, nhất là khi tiềm năng du lịch Bát Xát đang được “đánh thức” bằng các chương trình du lịch khám phá, thám hiểm tại xã Y Tý, Dền Sáng có chặng hành trình qua địa phận Mường Hum.
Lâu đài cổ được xây dựng trên bình địa bằng phẳng, rộng rãi.

Khu vực ngoại vi Trường THCS xã Mường Hum hiện có vài ba điểm tồn tại các khối bê tông có hình dáng như một phần của bức tường lâu đài cổ. Để khám phá lâu đài cổ ở Mường Hum, du khách cần đi xe máy hoặc đi bộ theo lối mòn cách Trường THCS xã Mường Hum khoảng 2 km về hướng Đông Nam. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng dấu tích của một công trình được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm, nhưng hết sức đồ sộ, nguy nga. Lâu đài cổ có kiến trúc đặc trưng hình chữ thập cân đối, được xây dựng trên một bình địa rộng, thoải, không gian mở về bốn hướng, xung quanh đều có núi cao bao bọc.

Đây đang là địa chỉ hấp dẫn du khách tới tham quan, khám phá.

Theo thời gian và sự tàn phá của thời tiết, dấu tích lâu đài cổ giờ đây chỉ còn sót lại những bức tường cao khoảng 4,5 m, dày khoảng 50 - 60 cm. Tường xây bằng đá tự nhiên khai thác tại địa phương và vật liệu kết dính mà người dân cho là mật ong trộn với cát, tro bếp, vôi. Các bức tường còn sót lại bị cây bám vào, tạo thành các tảng rễ chằng chịt, lá rủ xum xuê, càng tôn thêm nét cổ kính và bí ẩn. Ở giữa lâu đài giờ đây vẫn còn nguyên các bức tường của một khoang hình chữ nhật, với bề rộng 3 m, chiều dài 15 m. Nhiều người dự đoán đây là bể tắm tập thể của các quan binh Pháp trước đây. Có người lại cho rằng, đó là bể chứa nước của người dân địa phương được xây dựng từ cách đây vài chục năm.

Gần đây, các bức tường của lâu đài xuất hiện ngày càng nhiều vết thủng do sự tác động của con người. Người dân địa phương mong chính quyền và cơ quan chức năng sớm đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các di chỉ lâu đài cổ tại Mường Hum là di tích để có phương án bảo vệ tốt nhất.

Theo Cao Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...