Bắc Hà có một Trung Đô
Ấn tượng đầu tiên khi đến tham quan Bắc Hà, nhiều du khách thường chỉ nghĩ đến con dốc Trung Đô quanh co khúc khuỷu, quanh năm mây phủ, mà ít biết đến làng Trung Đô, xă Bảo Nhai với tứ bề sông núi án ngữ ngay đầu con đường độc đạo nối Bắc Hà với Lào Cai.Đền Trung Đô. |
“Ở xă Trung Đô - Ngọc Uyển, Mật đă cho xây thành đắp lũy chống nhà Mạc ngót 20 năm”, trong cuốn Kiến văn tiểu lục của học giả Lê Quư Đôn chỉ nói về thành Trung Đô vẻn vẹn chưa đầy hai mươi chữ, song đă hé mở cho các học giả cũng như những người ham khám phá lịch sử biết về một vùng đất rừng sâu núi thẳm. Và đâu chỉ có vậy, Trung Đô cũng như các thành lũy, khu căn cứ do anh em Gia Quốc Công Vũ Văn Mật dựng lên khắp vùng sông Chảy, không chỉ chống lại nhà Mạc, mà c̣n là tiền đồn quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc.
Làng Trung Đô ngày nay có gần 100 hộ dân, thuộc 5 dân tộc anh em, phần nhiều trong họ là hậu duệ của các tướng lĩnh xây dựng và bảo vệ thành lũy xưa kia. Trung Đô từng là trung tâm quân sự, kinh tế, văn hóa của cả vùng hạ huyện Bắc Hà, nơi c̣n để lại nhiều dấu ấn đến ngày nay. Đó là lũy cổ Trung Đô, là ngôi đền bề thế, đặc biệt là những huyền thoại về bốn tướng công là ba anh em họ Vũ và tướng công Hoàng Văn Thùng, về voi đá, rùa đá, hang tiên, miếu ba cô, sự tích cây gạo và nàng Niến …
Cũng như biết bao di tích khác, thời gian, khí hậu khắc nghiệt, quá tŕnh phong hóa, trải qua các cuộc chiến tranh, các trận thủy hỏa đạo tặc, ṭa thành liên hoàn Trung Đô, trong đó có lũy, đồn, cḥi canh, hầm hào giờ chỉ c̣n là phế tích. Rất may đền Trung Đô thờ ba anh em Gia Quốc Công Vũ Văn Mật cùng tướng công Hoàng Văn Thùng đă được xếp hạng di tích quốc gia và được phục dựng lại. Ngôi đền xây dựng trên nền móng ngôi đền xưa, đó là g̣ đất nổi lên giữa khu rừng cổ thụ. Đền có thế long giao thủy bọc, có cảnh sơn thủy hữu t́nh. Tại ngôi đền này, hằng năm đều diễn ra lễ hội xuống đồng vào tháng Giêng, lễ hội cúng đền vào tháng Bảy - hai lễ hội chính của đồng bào cùng huyền thoại về những người anh hùng in sâu trong tâm trí người dân, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Lễ hội không chỉ là niềm tự hào, mạch gắn kết các thế hệ của Trung Đô, mà c̣n là thông điệp riêng về vùng đất thiêng nơi biên giới.