Đối thoại Shangri-La: Duy trì an ninh cần tuân thủ luật pháp quốc tế

Sau 3 ngày nhóm họp (từ 2-4/6), Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 năm 2017 đã kết thúc với nhiều tuyên bố, cam kết mà bao trùm là cam kết việc duy trì hòa bình, an ninh của khu vực phải dựa trên việc tuân thủ các cam kết, luật lệ quốc tế.

 

Một phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 2017. Ảnh: iiss.org

Đối thoại Shangri-La (IISS Shangri-La Dialogue) năm 2017 tại Singapore thu hút hơn 500 đại biểu đến từ khoảng 40 nước tham dự, trong đó có các bộ trưởng và quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Việt Nam...

Trong bối cảnh chung với nhiều thách thức an ninh đang nổi lên, điểm nổi bật lần này tại Đối thoại là các vấn đề được nêu lên không né tránh, không lẫn lộn giữa các yếu tố, trong đó thách thức an ninh được đề cập bao gồm Biển Đông, an ninh biển, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chống khủng bố và an ninh mạng.

Tại Shangri-La lần thứ 16, các nước đã tập trung bàn thảo và đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ hơn, đề cao hơn việc tôn trọng luật pháp quốc tế và trên hết là nhất trí chung tay hợp tác để giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Đối thoại Shangri-La lần này cũng khẳng định vai trò không thể phủ nhận của các nước lớn đối với tình hình an ninh khu vực bởi tầm ảnh hưởng và các hành động hay chính sách của họ có tác động lan tỏa khắp khu vực.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... cần phải hành xử một cách có trách nhiệm hơn, có hành động hợp tác và tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác và không hành động đơn phương hoặc chỉ  tính tới lợi ích của mình mà làm ngơ lợi ích của các nước khác, đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ.

Tại Đối thoại, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh thừa nhận bất chấp những nỗ lực trong việc duy trì một khu vực yên bình, an toàn và ổn định thì các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục gây ra những rủi ro đáng kể và đe dọa sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực.

Trong bối cảnh đó, ASEAN đã liên tục tăng cường hợp tác khu vực thông qua nhiều cơ chế liên quan đến an ninh, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tội phạm  xuyên quốc gia, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, các phiên họp Bộ trưởng Quốc  phòng ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á... Các cơ chế  này tập trung vào việc giải quyết các thách thức an ninh hiện tại và mới nổi mà khu vực  đang phải đối mặt, từ khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực đến an ninh mạng, buôn bán người, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển...

Theo ông Lê Lương Minh, một kinh nghiệm với ASEAN trong những năm qua là những thách thức an ninh phức tạp và đa chiều hiện nay không thể chỉ được giải quyết bởi một quốc  gia. Các vấn đề xuyên biên giới và xuyên biên giới cần được giải quyết chung. Các quốc  gia phải có khả năng thích ứng và thay đổi mô hình cũng như quan điểm của mình trong việc đối phó với những thách thức này./.
Theo TTXVN

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...