Nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng trong tháng 5

Chiều 4/5, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thông báo một số hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2017
được tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 11-12/5
Nhận lời mời của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2017 được tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 11-12/5.

Với chủ đề “Thanh niên, công nghệ và tăng trưởng, phát huy các lợi thế của ASEAN về nhân khẩu học và công nghệ số”, chương trình của Diễn đàn sẽ tập trung vào đánh giá tiến trình phát triển và hội nhập của ASEAN, những vấn đề đặt ra trong giai đoạn phát triển sắp tới của ASEAN.

Diễn đàn cũng sẽ thảo luận nhiều vấn đề phản ánh sự quan tâm của giới doanh nghiệp đối với ASEAN, như: Định vị ASEAN trong bối cảnh mới về chính trị và kinh tế toàn cầu, triển vọng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các tác động của cuộc cách mạng  công nghiệp lần thứ 4 đối với các nước ASEAN trong lĩnh vực giáo dục, lao động, năng lượng, cạnh tranh và kinh tế số…

Việt Nam tham gia Diễn đàn WEF-ASEAN 2017 nhằm quảng bá hình ảnh một nền kinh tế năng động, quyết tâm cải cách, hội nhập quốc tế, chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, góp phần khẳng định vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN và khu vực, thúc đẩy quan hệ hợp tác đang phát triển tích cực giữa Việt Nam và WEF.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự phát biểu tại các phiên khai mạc toàn thể và phiên bế mạc của Diễn đàn, phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo, tham dự các phiên làm việc với nhóm chiến lược khu vực ASEAN, tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp WEF về kinh tế Việt Nam và phiên thảo luận đặc biệt về Việt Nam.

* Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Nhật Bản và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản từ ngày 8-10/5.

Hai bên tổ chức phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm trao đổi các biện pháp cụ thể để triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt-Nhật phát triển một cách toàn diện, thực chất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, nông nghiệp, văn hóa và giáo dục.

Đồng thời đây cũng là dịp để hai bên trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, gặp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt và Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

* Từ ngày 8-15/5, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ thăm chính thức Mông Cổ; thăm và làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Tokyo, Nhật Bản.

Chuyến thăm chính thức Mông Cổ trong hai ngày từ 8-9/5 nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống cùng có lợi giữa Việt Nam và Mông Cổ, thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng quy mô thương mại, tăng cường hợp tác lao động, giáo dục, văn hóa, du lịch.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ hội đàm với Thủ tướng Mông Cổ, chào xã giao Tổng thống Mông Cổ và gặp lãnh đạo Quốc hội Mông Cổ, tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam, tham dự và phát biểu tại Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ.

 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Tokyo,
thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 11-15/5. Ảnh: TTXVN

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Tokyo, thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 11-15/5. 

Với chủ đề “Thúc đẩy hơn nữa học thuyết kinh tế phụ nữ, tăng cường cơ hội cho phụ nữ”, Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu sẽ tập trung thảo luận về đẩy mạnh cơ hội lãnh đạo doanh nghiệp cho phụ nữ, thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, mở rộng thị trường toàn cầu cho phụ nữ làm kinh doanh, khuyến khích phụ nữ tham gia các ngành công nghệ và tăng cường các chính sách hỗ trợ phụ nữ.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng thăm và làm việc tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác địa phương, hợp tác với doanh nghiệp giữa hai nước, thu hút đầu tư và du khách Nhật Bản vào Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ gặp Nhà vua và Hoàng hậu, Hoàng thái tử, lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản, thăm và làm việc tại tỉnh Fukuoka, tham dự và phát biểu tại chương trình Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Fukuoka và gặp gỡ tổ chức thúc đẩy quốc tế hóa kinh tế

* Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ  hai (SOM2) và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 9-18/5. Hội nghị nhằm tiếp tục thúc đẩy triển khai các nội dung hợp tác then chốt của APEC và các ưu tiên được thông qua tại Hội nghị SOM 1, đồng thời thống nhất hướng tới xây dựng các văn kiện trình lãnh đạo cấp cao dự kiến vào tháng 11/2017 và các hội nghị Bộ trưởng năm 2017 để thông qua.

Theo Thùy Dung/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên