ASEAN: 'Chung tay đổi thay - Kết nối toàn cầu'

Đó là chủ đề của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 sẽ diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines trong hai ngày 28-29/4 với sự tham dự của Lãnh đạo 10 nước ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 là hội nghị cấp cao đầu tiên trong Năm Chủ tịch ASEAN 2017 của Philippines.

Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung thảo luận một số trọng tâm ưu tiên như: Triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch đi kèm nhằm tăng cường liên kết, đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; tăng cường quan hệ giữa ASEAN và các đối tác; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Cũng tại Hội nghị này, lãnh đạo 10 nước ASEAN cũng đề cập việc đánh giá các vấn đề liên quan đến xây dựng Cộng đồng ASEAN, về quan hệ đối ngoại, vai trò trung tâm của ASEAN, vấn đề Biển Đông.

Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đạt kết quả tích cực

Năm 2017 là năm ASEAN bước vào năm kỷ niệm 50 năm thành lập và năm thứ 2 hình thành Cộng đồng ASEAN với những kết quả tích cực trong thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột, gồm chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.

Về chính trị-an ninh, đến nay, đã có gần 75% dòng hành động đang được triển khai ở các mức độ khác nhau.

Về kinh tế, ASEAN đã thực hiện được 532/611 biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, chiếm 87%, và khởi đầu triển khai Kế hoạch hành động chiến lược tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (đến nay đã hoàn tất 18 kế hoạch triển khai hợp tác ngành, lĩnh vực).

Về văn hóa-xã hội, ASEAN đang tích cực cụ thể hóa Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) với 109 dòng hành động (đến nay 14/15 cơ quan chuyên ngành đã lập chương trình, kế hoạch công tác 2016-2020).

Để bổ trợ cho tiến trình xây dựng Cộng đồng, ASEAN tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển, cụ thể là triển khai hiệu quả Chương trình Công tác giai đoạn III của Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) với 5 lĩnh vực ưu tiên: Lương thực và công nghiệp; thuận lợi hóa thương mại; doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; giáo dục; y tế và phúc lợi) và Kế hoạch tổng thể về kết nối 2025 với 5 lĩnh vực chiến lược (cơ sở hạ tầng bền vững; sáng tạo số; chuỗi cung ứng không gián đoạn; tối ưu hóa hoạch định và thực thi chính sách; di chuyển thể nhân).

Năm 2017, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhóm đặc trách IAI.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, ASEAN tiếp tục triển khai các biện pháp cải tiến tổ chức bộ máy và lề lối hoạt động theo hướng tinh giản số lượng, tăng tính hiệu quả của các cơ chế và tăng tính kết nối giữa các trụ cột Cộng đồng. ASEAN cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN trong năm nay.

Các đối tác chủ động hợp tác nhiều mặt với ASEAN

Các đối tác đối ngoại ngày càng coi trọng và chủ động thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với ASEAN thông qua nhiều chương trình, sáng kiến và biện pháp cụ thể; cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với các thách thức chung của khu vực và toàn cầu.

ASEAN hiện đang tiếp tục triển khai chương trình hành động giai đoạn 2016-2020 với các đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Canada, Liên Hợp Quốc và đang xây dựng các chương trình hành động với các đối tác đối thoại còn lại (Nhật Bản, Australia, Nga, EU)…

Thể hiện rõ trách nhiệm trong vấn đề Biển Đông

ASEAN luôn quan tâm và đã cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa  bình, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc
năm 1982(UNCLOS).

Trên thực tế, ASEAN đã thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng và hàng không ở Biển Đông, trong đó có việc thúc đẩy thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc hướng tới sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử COC./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.