Ủy ban Thương mại và đầu tư APEC (CTI)) chủ trì Hội thảo (Ảnh Tấn Vũ)
Tại bốn phiên thảo luận, các diễn giả đã nêu và làm rõ các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm; xoá bỏ các rào cản thương mại đối với những sản phẩm đóng góp trực tiếp cho phát triển; nâng cao vai trò của thương mại trong công cuộc giảm nghèo và phát triển nông thôn. Đây là nội dung được nhiều nền kinh tế APEC, đặc biệt các nền kinh tế đang phát triển, hết sức quan tâm.
Tại phiên thảo luận thứ nhất, dưới sự chủ trì của GS.TS. Rukmani Gounder thuộc Đại học Massey, New Zealand, các diễn giả đã trình bày những nghiên cứu, đề xuất ý tưởng của mình về chủ đề: “Tăng trưởng bền vững và toàn diện thông qua thương mại và đầu tư ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Các tham luận tâp trung làm rõ vấn đề “”làm thế nào để thương mại và đầu tư sẽ tạo dựng được lợi ích cho các nền kinh tế APEC trong quá trình tăng trưởng bền vững và toàn diện”.
GS.TS. Jamal Othman thuộc Trường Đại học Kebangsaan của Malaysia đã trình bày quan điểm của các nước đang phát triển về vai trò của thương mại và đầu tư trong việc đạt được tăng trưởng toàn diện.
GS.TS. Tahlim Sudaryanto thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế xã hội nông nghiệp của Indonesia (ICASEPS), trình bày về vai trò thương mại và đầu tư trong các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).
Kết thúc phiên thảo luận, TS. Achmad Shauki thuộc Cơ quan hợp tác Úc – Indonesia về quản lý kinh tế (AIPEG) đã trình bày ý tưởng làm thế nào để một nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp có thể dùng thương mại như một trong những động lực của tăng trưởng toàn diện.
Tai phiên thảo luận thứ 2, với chủ đề “Thương mại trong phát triển sản xuất tại Châu Á Thái Bình Dương”” dưới sự chủ trì của TS. Tony Irawan – Đại học Nông nghiệp Bogor, Indonesia, các đại biểu tham dự Hội thảo đã nghe và thảo luận ba bản tham luận, đánh giá về điều kiện gần đây của thương mại trong phát triển sản xuất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm “dòng chảy thương mại đang tồn tại của phát triển sản xuất trong các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương””, “”Tác động của các rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan) đối với phát triển sản xuất và thương mại””.
Những đề xuất, kiến nghị phát triển sản xuất đã được các nền kinh tế APEC đưa ra từ năm 2012. Tuy nhiên thông tin về thương mại trong phát triển sản xuất ở Châu Á – Thái Bình Dương hiếm khi được phân tích chi tiết.
GS.TS. Rukmani Gounder từ Đại học Massey, New Zealand đã trình bày nghiên cứu về “”dòng chảy thương mại trong phát triển sản xuất ở Châu Á – Thái Bình Dương””. Trong nghiên cứu này, bà nhấn mạnh quan điểm về thương mại trong phát triển sản xuất và tăng trưởng toàn diện.
TS. Nguyễn Quang Phúc đến từ Đại học Huế của Việt Nam đã trình bày quan điểm của ông và ý tưởng về các chiến lược thúc đẩy thương mại trong phát triển sản xuất trong các nền kinh tế APEC.
TS. Ernawati Munadi thuộc Cơ quan hợp tác Úc – Indonesia về quản lý kinh tế (AIPEG) trình bày những phát hiện về “”Các rào cản thương mại đang tồn tại trong phát triển sản xuất thương mại”” , đề xuất các giải pháp thuế quan và phi thuế quan.
Thuận lợi hóa thương mại trong phát triển sản xuất ở Châu Á – Thái Bình Dương là chủ đề của phiên thảo luận thứ ba tại Hội thảo do Ủy ban Thương mại và Đầu tư tổ chức. Tại phiên thảo luận này, các diễn giả đã thảo luận về tầm quan trọng của sự thuận lợi hóa thương mại nhằm tăng cường phát triển sản xuất và kinh doanh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, cũng tìm kiếm kinh nghiệm và những thực tiễn tốt nhất của các chương trình thuận lợi hóa thương mại tại các nển kinh tế phát triển và đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
TS. Yann Duval từ Cơ quan về Thương mại, Đầu tư và Sáng tạo thuộc UNESCAP, trình bày về lợi ích của thuận lợi hóa thương mại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tiếp theo, TS. Yose Rizal Damuri thuộc Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) nêu quan điểm về những thách thức đối với việc xúc tiến các chuỗi giá trị ở Châu Á – Thái Bình Dương và sự khác nhau trong chương trình thuận lợi hóa thương mại giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển.
Bà Evdokia Moise thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trình bày về tác động của sự thuận lợi hóa thương mại đối với các nước phát triển và các nước đang phát triển. Báo cáo của OECD đã chỉ ra một thống kê để hiểu về tầm quan trọng về quan hệ kinh tế và sự thích hợp của các giải pháp thuận lợi hóa thương mại cho các nước thuộc OECD và không thuộc OECD, cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chính sách thuận lợi hóa thương mại của các chính phủ và huy động hỗ trợ kỹ thuật cũng như những nỗ lực xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển.
“”Những tác động của thương mại trong phát triển sản xuất về phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”” là chủ đề của phiên thảo luận thứ tư của Hội thảo này. Nội dung phiên thảo luận nhấn mạnh về những tác động của thương mại trong phát triển sản xuất đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu thảo luận sâu về triển vọng kết nối thương mại trong phát triển sản xuất trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo giữa các thành viên APEC.
GS. TS. Rina Oktaviani từ Đại học Nông nghiệp Bogor, Indonesia, trình bày nghiên cứu “”Những tác động của thương mại, đầu tư đối với phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở Indonesia””.
PGS. TS. Nguyễn Văn Ngãi, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh giới thiệu nghiên cứu “Phát triển khu vực nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất hướng vào xuất khẩu””.
GS. TS. Liu Yonggong thuộc Trung tâm Hội nhập và Phát triển Nông nghiệp (CIDA), Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, trình bày nghiên cứu về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo dựa vào các sản phẩm thương mại ở Trung Quốc.
Ts. Roehlano M. Briones, Viện nghiên cứu phát triển Philippines (PIDS) nêu kinh nghiệm của Philippines trong phát triển khu vực nông thôn và xóa đói giảm nghèo thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất hướng vào xuất khẩu./.