Xây dựng một nền y tế APEC toàn diện

“Sức khỏe là trung tâm trong mọi chính sách” là mục tiêu các nền kinh tế APEC đưa ra nhằm hướng đến xây dựng một hệ thống y tế toàn diện, không chỉ là nhiệm vụ của ngành, mà là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể xã hội.
Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Đó là nội dung vừa được Nhóm công tác về Y tế (HWG) thông qua trong cuộc họp vào ngày 23/2 tại Nha Trang. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM 1) và các cuộc họp liên quan diễn ra từ ngày 18/2-3/3.

Tại cuộc họp HWG, các đại biểu đã cùng xây dựng các ưu tiên trong năm 2017 về hợp tác trong lĩnh vực y tế của nhóm. Cụ thể, theo dõi tiến độ thực hiện việc bao phủ sức khỏe toàn dân ở các nền kinh tế thành viên. Đồng thời, tăng cường phòng chống dịch bệnh và tăng cường về kiểm soát dịch bệnh mới nổi và tái bùng phát.

Theo TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đặc điểm dịch tễ đối với các dịch bệnh mới nổi và tái bùng phát rất khó lường. Do đó, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch của các nền kinh tế thành viên APEC.

Cụ thể, các nền kinh tế thành viên cần phải chia sẻ thông tin dịch để mỗi quốc gia biết cách phòng, chống. Đồng thời, tăng cường giám sát, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp xử lý thu gọn ổ dịch để dịch không bùng phát.

Bên cạnh đó, HWG cũng quan tâm đẩy mạnh hợp tác về kháng sinh; tăng cường phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt, đối phó với tình trạng dân số già, sức khỏe người cao tuổi là vấn đề đang nổi cộm trong ngành y tế của các nền kinh tế thành viên APEC.

HWG cũng đẩy mạnh tăng cường hợp tác đa ngành cũng như đưa các chính sách y tế vào tất cả các lĩnh vực, để y tế bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân, là nội dung góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của các thành viên APEC.

Bà Trần Thị Giang Hương – Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Y tế) cho biết, các chủ đề này phù hợp với các ưu tiên, định hướng trong phát triển ngành y tế của các nền kinh tế APEC. Đồng thời, cũng phù hợp với các chủ trương, đường lối, chính sách y tế mà Việt Nam đang tiến hành.

Việt Nam hiện nay là một trong những nền kinh tế đi đầu trong việc thành công trong việc phòng chống các dịch bệnh mới nổi và tái bùng phát như SAT, H5N1, H7N9, Ebola... Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam được các thành viên APEC thừa nhận và đánh giá cao, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

Đồng thời, Việt Nam cũng học được ở các nền kinh tế thành viên những mặt mạnh của họ trong việc triển khai các chương trình y tế ở Việt Nam trong việc đối phó với dân số già, kháng kháng sinh, bệnh không lây nhiễm …

Việt Nam kì vọng việc chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên trong những vấn đề có thế mạnh sẽ giúp ngành y tế của thành viên APEC được cải thiện. Qua đó, đưa y tế thực sự trở thành trung tâm, y tế là cho tất cả mọi người. Để y tế không chỉ là nhiệm vụ của ngành, mà là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể xã hội./.

Theo Hồng Hạnh-Thế Phong/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...