Kinh tế 2016 dưới góc nhìn dài hạn

Những kết quả đạt được trong năm 2016 đầy khó khăn sẽ là động lực mới cho kinh tế nước ta trong năm 2017.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2016, các con số như tăng trưởng kinh tế 6,21%, lạm phát được kiểm soát ở mức 4,74%, xuất siêu 2,68 tỷ USD… chỉ phản ánh những nỗ lực của nền kinh tế qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng cả thiên tai và nhân tai.
 
Nhưng nếu nhìn theo cách tiếp cận dài hạn và quan điểm phát triển bền vững thì tình hình kinh tế Việt Nam năm 2016 đã có những khởi đầu mới tích cực và có thể coi đây là những điểm sáng tạo đà cho sự phát triển của năm 2017 và các năm tiếp theo.
 
Động lực mới, niềm tin mới
 
Kiên định mục tiêu “lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững”, Chính phủ đã điều hành nền kinh tế ngày càng đi vào ổn định, nhất là trong 6 tháng cuối năm 2016, các cân đối kinh tế vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế cơ bản được cải thiện tích cực (lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, cán cân xuất nhập khẩu…), môi trường kinh doanh được cải thiện (chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc so với năm trước, xếp hạng 82/190 quốc gia).
 
Trong năm 2016, việc xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển” đã chuyển từ “quyết tâm” sang “hành động” khá quyết liệt, mà người truyền cảm hứng cho cả bộ máy là Thủ tướng Chính phủ.
 
Mục tiêu xây dựng Chính phủ “Liêm chính - Kiến tạo - Hành động” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố ngay từ đầu năm, đã được Chính phủ thực hiện cụ thể, với quyết tâm cao như cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm...
 
Do vậy, trong năm 2016, cả nước đã có 110.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 891.094 tỷ đồng, tăng 16,2% về số lượng doanh nghiệp và 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Cũng trong năm 2016, có 26.689 doanh nghiệp trước đây phải ngừng hoạt động, đã quay lại hoạt động, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
 
Có thể nói, vai trò kiến tạo của Chính phủ đã giúp cho hoạt động khởi nghiệp năm 2016 khởi sắc rõ rệt. Đây là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2016.
 
Cam kết về một “Chính phủ liêm chính” là một trong những tuyên bố ấn tượng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nhận nhiệm vụ và cam kết này đã được người đứng đầu Chính phủ thực hiện quyết liệt trong suốt cả năm 2016. Chính phủ liêm chính là mong mỏi của người dân, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Chính phủ liêm chính là điều kiện đầu tiên và quyết định để thực thi có hiệu quả vai trò kiến tạo phát triển của Chính phủ.
 
Xây dựng Chính phủ liêm chính cũng là hành động quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ đối với những nhũng nhiễu, tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ của một bộ phận đáng kể “công bộc” trong bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
 
Theo tôi, có thể coi đây là một đột phá quan trọng nhất của Chính phủ mới, tạo niềm tin mới, động lực mới cho những nỗ lực mới của đất nước trong thời gian tới. Và đây cũng là một điểm sáng quan trọng trong năm 2016 của nền kinh tế Việt Nam.
 
Những việc làm cấp thiết
 
Nếu năm 2016 là năm khởi đầu, tạo điều kiện, tiền đề cho bước phát triển mới, thì năm 2017 sẽ là năm “bản lề” để đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, theo tôi các giải pháp trong thời gian tới cần hướng đến, đó là:
 
Thứ nhất, tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu ở mức hợp lý, tạo tiền đề, điều kiện cho tăng trưởng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong các năm tiếp theo. Với cách tiếp cận dài hạn này, thì các giải pháp cấp bách, trước mắt là phải kiên quyết “xử lý” các vấn đề về nợ công và nợ xấu, bội chi ngân sách và cơ cấu chi ngân sách, tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, bệnh thành tích và lợi ích nhóm…Nếu các “căn bệnh” này không được giải quyết kiên quyết, triệt để thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô cũng khó có thể duy trì và cải thiện.
 
Thứ hai, việc tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã được Đảng và Chính phủ khởi động từ sau Đại hội XI, cần được thực hiện căn cơ, cụ thể hơn. Trên thực tế những năm vừa qua, cách nhìn nhận và thực thi đổi mới mô hình tăng trưởng còn chung chung, mang tính định hướng, nên việc thực hiện còn khá lúng túng. Vấn đề cấp thiết hiện nay là, mô hình tăng trưởng mới và tái cấu trúc cơ cấu kinh tế do Đại hội lần thứ XII đề ra, cần được cụ thể hóa trong các ngành và lĩnh vực kinh tế bằng chiến lược, chính sách, nguồn lực và chương trình hành động cụ thể.
 
Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng và phát huy tinh thần khởi nghiệp, một việc làm có tính đột phá, hợp lòng dân của Chính phủ trong năm 2016, cần tiếp tục được đẩy mạnh và trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Các địa phương cần coi việc hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp của người dân là một nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức.
 
Thứ tư, giải pháp có ý nghĩa quyết định và mang tính đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn ở nước ta, đó vẫn là  cải cách thể chế. Thời gian qua, nhất là trong năm 2016, Chính phủ đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp…
 
Đây là những việc làm cấp thiết, hết sức có ý nghĩa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, theo chúng tôi, công cuộc cải cách thể chế cần phải tiến hành kiên quyết hơn, toàn diện hơn, có tính hệ thống và bước đi cụ thể hơn, có như vậy mới tạo được môi trường thực sự để “kiến tạo phát triển”.
 
Điểm cốt lõi hiện nay là cần cải cách bộ máy hành chính các cấp, sắp xếp lại nhân sự theo hướng tinh gọn gắn với cải cách hệ thống tiền lương có tính cạnh tranh với các khu vực khác trong hệ thống kinh tế - xã hội, xây dựng Chính phủ liêm chính để thực thi tốt chức năng Chính phủ kiến tạo phát triển.
 
Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện.

Tập trung ngăn chặn tình trạng "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 4544/BTTTT-TTra yêu cầu thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề “nóng” được nhân dân quan tâm, thuộc 4 lĩnh vực: Báo chí-xuất bản; thông tin trên mạng; bưu chính - viễn thông; an toàn thông tin.

Thủ tướng: Chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Abu Dhabi, trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam...