WB tiếp tục dành cho Việt Nam việc tiếp cận vốn vay ưu đãi

Thông thường các nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam chỉ có thể tiếp cận vốn vay của nhóm WB từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) với những điều kiện kém ưu đãi hơn. Nhưng do Việt Nam đã thành công trong tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập bình quân đầu người nên trong 3 năm tới, WB vẫn cho Việt Nam được tiếp cận vốn vay với khung ưu đãi cao.
Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch WB
bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của WB
 
Trong những năm vừa qua, WB đã rất ủng hộ và hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của kinh tế Việt Nam. Và đã phối hợp rất chặt chẽ với Việt Nam để tìm ra những cách thức hỗ trợ tốt nhất.

Trong thời gian qua, WB đã có những hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới an sinh xã hội (về giáo dục, y tế, chống biến đổi khí hậu…). Hiện có 55 dự án đã được thực hiện tại Việt Nam. Trong đó, riêng năm ngoái đã giải ngân được hơn 850 triệu USD và dự kiến năm nay sẽ đẩy nhanh giải ngân hơn nữa.

Tương tự trong lĩnh vực chính sách, WB đã hỗ trợ Việt Nam trên 10 năm thông qua khoản tín dụng hỗ trợ giảm nghèo. Và cũng xem xét giúp Việt Nam tăng cường vị thế cạnh tranh của mình. Tháng 3 vừa qua, Ban Giám đốc Điều hành của WB đã phê duyệt khoản Tín dụng hỗ trợ Quản lý và Cạnh tranh Kinh tế đầu tiên (EMCC 1) cho Việt Nam trị giá 250 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam cải cách quản lý kinh tế, tạo ra năng suất và khả năng cạnh tranh cao hơn cả trong nước và trên bình diện quốc tế.
 
Việt Nam luôn nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng Thế giới (WB). Do đó dù đã là nước có thu nhập trung bình nhưng WB vẫn tiếp tục giành cho Việt Nam tiếp cận vốn vay với khung ưu đãi cao. Đó là nhận định của ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch WB, trong cuộc trao đổi với báo giới xung quanh quan hệ Ngân hàng Thế giới (WB) – Việt Nam, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông ngày 8/5, tại Hà Nội.

Việt Nam là một trong những trường hợp thành công nhất trên thế giới
trong công tác giảm nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ chính thức
Theo ông Axel van Trotsenburg, thông thường các nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam chỉ có thể tiếp cận vốn vay của nhóm WB từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) với những điều kiện kém ưu đãi hơn. Nhưng do Việt Nam đã thành công trong tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập bình quân đầu người nên trong 3 năm tới, WB vẫn cho Việt Nam được tiếp cận vốn vay với khung ưu đãi cao như thời hạn 25 năm, 5 năm ân hạn và lãi suất 1,25%.
 
Như vậy, việc Việt Nam vẫn có thể tiếp cận các nguồn lực mới cũng cho thấy sự công nhận của cộng đồng quốc tế về hiệu quả hoạt động kinh tế và uy tín trả nợ của Việt Nam.
 
Thành công trong giảm nghèo
 
WB là một đối tác rất chặt chẽ trong việc giúp Việt Nam giảm nghèo. Về hiệu quả sử dụng vốn vay, Phó Chủ tịch WB nhấn mạnh Việt Nam là một trong những trường hợp thành công nhất trên thế giới trong công tác giảm nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ chính thức, trong đó có nguồn hỗ trợ từ IDA. WB mong muốn tiếp tục hỗ trợ nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam với trọng tâm đặc biệt hướng vào các nhóm dân tộc thiểu số.
 
Mục tiêu mà WB đặt ra là xóa tình trạng nghèo cùng cực trên thế giới vào năm 2030. Trong bối cảnh của Việt Nam, WB lạc quan rằng mục tiêu này sẽ thực hiện được trong thời gian ngắn hơn.

Ông Axel van Trotsenburg bày tỏ, trong 2 ngày qua, tôi rất vui đã thấy được đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam trong các nguồn vốn hỗ trợ của WB. Chúng tôi cũng đã chuyển được thông điệp đến với Chính phủ Việt Nam là cam kết mạnh mẽ tiếp tục thực hiện chương trình về mặt tài chính cho Việt Nam cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đồng thời cam kết để có những chương trình nghiên cứu hợp tác với phía Chính phủ.
 
Chúng tôi cũng có một chương trình nghiên cứu rất rộng rãi để hỗ trợ cho Chính phủ trong công tác phân tích, trong đó bao gồm việc cung cấp những kinh nghiệm và thực hiện những nghiên cứu so sánh và chia sẻ kinh nghiệm của những nước khác trong khu vực.
 
Tại buổi tiếp ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 7/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam và WB đang phát triển tích cực, đồng thời cảm ơn WB đã có những hoạt động tài trợ cũng như các hoạt động tư vấn chính sách thiết thực cho Việt Nam.
 
Khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WB trong giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của WB, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WB đối với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, giảm nghèo của Việt Nam cũng như mong muốn WB tiếp tục có các hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn trong tư vấn chính sách cho Việt Nam.
Tăng trưởng của Việt Nam giảm vì chịu tác động của nền kinh tế thế giới
 
Tăng trưởng giảm do tác động của kinh tế thế giới

Theo Phó Chủ tịch WB Axel van Trotsenburg, tháng 4 vừa qua, WB đưa ra dự báo tăng trưởng cho khu vực, trong đó có Việt Nam là 5,2% trong năm nay. Ở Việt Nam tăng trưởng đã giảm đi vì chịu tác động của nền kinh tế thế giới.

Từ khi gia nhập nhiều hơn vào các sân chơi quốc tế như WTO, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể về mặt xuất khẩu, đạt kim ngạch từ vài chục lên tới khoảng 130 tỷ USD, đây là kết quả không dễ đạt được trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, ông Trotsenburg nhận xét.

Trong ngắn hạn, cần cẩn trọng khi nói tăng trưởng kinh tế chậm là do chậm cải cách cơ cấu, vì đây là tác động của nền kinh tế thế giới chứ không ai mong muốn. Không nhất thiết tăng trưởng chỗ này chỗ kia mà quan trọng là tăng trưởng về lâu dài.
Muốn tăng trưởng ổn định, cần phải có kết cấu hạ tầng dài hạn và có nền giáo dục tốt, không chỉ đảm bảo khả năng tiếp cận cơ hội giáo dục cấp tiểu học hay trung học, mà cần phải đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung.

Ngoài ra, quốc gia đó phải chuẩn bị như thế nào cho thanh niên để tham gia vào thị trường lao động trong tương lai. Những kỹ năng họ được chuẩn bị gắn kết như thế nào với yêu cầu của thị trường.
Cuối cùng, quốc gia xác định như thế nào về vị trí cạnh tranh của mình trên thế giới, đây là một quá trình có tính năng động và phải thường xuyên xem xét đâu là những ngành mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh.
 
Ông Axel van Trotsenburg cho rằng: vấn đề chúng tôi tranh luận ở đây đó là việc đầu tư vào thanh niên là một trong những đầu tư hiệu quả nhất cho tương lai, và đây cũng là nhân tố quyết định cho tăng trưởng về lâu dài của nền kinh tế.
 
Về vấn đề nợ công, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khẳng định tỷ lệ nợ công hiện nay của Việt Nam (khoảng 55% GDP) vẫn ở mức bền vững, tuy nhiên cũng cần chú ý đến các khoản nợ doanh nghiệp Nhà nước, nợ do Chính phủ bảo lãnh.
 
Tiếp cận nguồn lực mới
 
Ở giai đoạn này, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận hỗ trợ từ nguồn vốn IDA (vốn vay rất ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế dành cho các nước có thu nhập thấp), với những khoản tín dụng rất ưu đãi: Thời hạn dài 25 năm, 5 năm ân hạn và lãi suất chỉ 1,25%.
WB sẽ tiếp tục quan tâm, dành cho Việt Nam một nguồn lực tài chính ở mức tối đa để góp phần cùng Việt Nam thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội"

Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch WB
 
Những nguồn lực này được huy động cho giai đoạn 3 năm một (hiện là quỹ IDA 16) và đã có 52 nhà tài trợ cho quỹ này. WB đã huy động được khoảng 50 tỷ USD trong đó có hơn 4 tỷ USD được dành cho Việt Nam từ IDA 16. Từ tháng 3 năm nay, vòng đàm phán IDA mới  - IDA 17 (được tính từ 1/7/2014-30/6/2016) đã được triển khai và WB khuyến nghị Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn lực ưu đãi này. Các đàm phán đang tiếp tục và kết luận cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 12 tới.

Tuy nhiên Việt Nam cũng đã rất thành công trong tăng trưởng kinh tế cũng như tăng GDP bình quân trên đầu người thế nên Việt Nam cũng có thể tiếp cận được nguồn lực từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tiếp cận được những gói tín dụng theo cơ chế thị trường nhưng mức lãi suất cũng rất cạnh tranh. Đây là những ghi nhận về hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam, thể hiện được mức độ tín nhiệm của tín dụng Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Axel van Trotsenburg khẳng định WB sẽ tiếp tục quan tâm, dành cho Việt Nam một nguồn lực tài chính ở mức tối đa để góp phần cùng Việt Nam thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ nhằm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của WB ở mức cao nhất.

WB sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng Việt Nam; sẵn sàng chia sẻ, tư vấn chính sách cho Việt Nam nhất là tư vấn các chính sách liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tiếp cận các nguồn vốn, thúc đẩy hợp tác công-tư cũng như hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác mới mà Việt Nam có nhu cầu - Ông Axel van Trotsenburg cho biết./.
Theo Cục Thông tin Đối ngoại

Tin Liên Quan

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ ba liên tiếp với mức giảm 300 đồng/lít

Ngày 5/9, Liên bộ Công thương-Tài chính điều chỉnh giá bán xăng dầu theo định kỳ. Tại kỳ điều hành này, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm, trong đó giá xăng về dưới 21.000 đồng một lít.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024.

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Thắm tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam và các nước

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có...

INFOGRAPHICS: Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026

Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vừa được kiện toàn sau kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 26/8/2024 có 26 thành viên gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 20 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Tư tưởng và Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện kế tục sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kiên quyết, kiên...