Hội nghị khí hậu LHQ gia hạn Nghị định thư Kyoto

Sau 2 tuần làm việc, Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung LHQ về biến đổi khí hậu (COP-18) tổ chức tại thủ đô Doha của Qatar tưởng chùng bế tắc nhưng cuối cùng đã thông qua được việc tiếp tục gia hạn Nghị định thư Kyoto đến năm 2020.

 

Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung LHQ về biến đổi khí hậu. Nguồn ảnh: AP

Theo kế hoạch, COP-18 (họp từ ngày 26/11) sẽ bế mạc vào ngày 7/12 nhưng đã phải hoãn sang ngày 8/12 và tưởng như đã thất bại vì không đạt được thỏa thuận nào.

 

Vướng mắc lớn nhất là các đại biểu vẫn bất đồng về vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo để đối phó với tình trạng Trái đất ấm lên và chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái sinh, thân thiện với môi trường.

Những nước nghèo yêu cầu các quốc gia phương Tây cần cam kết cắt giảm khí carbon nhanh và nhiều hơn trong nghị định thư mới cũng như chấp thuận gói tài trợ mới từ năm 2013 để giúp nước nghèo đối phó với nạn hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng. Trong khi đó, các nước phát triển đang gặp khó khăn tài chính không sẵn sàng chi thêm các khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, cuối cùng, ngày 8/12, LHQ đã thông qua được gói thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu và tiếp tục gia hạn Nghị định thư Kyoto, theo đó, tìm cách kiềm chế biến đổi khí hậu trong khi chờ một hiệp ước toàn cầu mới có hiệu lực vào năm 2020.

Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển về giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính làm Trái đất nóng lên, được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại thành phố Kyoto của Nhật Bản.

Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, đòi hỏi các nước công nghiệp hóa cắt giảm khí thải nhà kính, được qui định hết hạn vào ngày 31/12/2012.

Dù có ý nghĩa rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Trong khi thời hạn năm 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục bàn thảo với hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu.

Tin Liên Quan

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra công bố các chính sách lớn

Chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ dưới thời cựu Thủ tướng Srettha Thavisin.

Hơn 300 thỏa thuận đã được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2024

Ngày 7/9, Ban tổ chức Diễn đàn kinh tế Phương Đông (EEF) 2024 đã công bố kết quả sau bốn ngày hoạt động. Theo đó, hơn 300 thỏa thuận đã được ký kết tại Diễn đàn với tổng số tiền là 5,5 nghìn tỷ rúp.

“Thỏi nam châm” BRICS

Thêm nhiều quốc gia như Azerbaijan, Malaysia, Thái Lan… mới đây nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Vị thế và sức hút ngày càng gia tăng của nhóm này đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với các nước Nam bán cầu, trong bối cảnh Hội nghị thượng...

Bước tiến mới trong chẩn đoán ung thư não

Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp mới để phát hiện ung thư não nhanh, chính xác và ít tốn kém hơn so với phương pháp thông thường.

Ngành du lịch có thể đóng góp kỷ lục 11.100 tỷ USD vào GDP toàn cầu

Ngành du lịch dự kiến hỗ trợ gần 348 triệu việc làm trong năm 2024; trong khi chi tiêu cho du lịch tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đức dự kiến sẽ đóng góp nhiều nhất cho GDP.

Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang đối mặt nhiều thách thức, song cũng sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vị trí địa chính trị quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.