5 vấn đề trọng tâm Tổng thổng Mỹ sẽ thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel mới đây đã công bố 5 vấn đề trọng tâm mà Tổng thống Barack Obama sẽ cùng thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam.

Trong chuyến làm việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam vào cuối tháng 5/2016 tại Hà Nội hôm 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nêu ra 5 vấn đề trọng tâm mà Tổng thống Mỹ sẽ làm việc cùng với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

5 vấn đề trọng tâm Tổng thổng Mỹ sẽ thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam - 1

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel.

Điểm quan trọng nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Obama là nhằm khẳng định Việt Nam là một nước vững mạnh, an toàn, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát, tôn trọng pháp quyền... Những điều này không chỉ phục vụ lợi ích tốt nhất của Việt Nam mà còn đáp ứng được lợi ích của Hoa Kỳ. Tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một phần quan trọng trong chính sách tái cân bằng của Washington tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần quan trọng nữa trong lĩnh vực hợp tác kinh tế song phương, Việt Nam là một thành viên sáng lập của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là hiệp định không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cả các nước trong khu vực. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ khả năng của Việt Nam trong việc thực hiện hiệp định quan trọng này.

Mở rộng hợp tác an ninh song phương cũng là một thành tố quan trọng khác trong mối quan hệ đối tác đang phát triển giữa hai nước. Trong đó có các nội dung như: Cụ thể như các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, hợp tác trong các công tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa cũng như hợp tác nâng cao khả năng nắm bắt tình hình, thông tin trên biển, tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

Trọng tâm thứ hai trong quan hệ song phương giữa hai nước là hoạt động hợp tác giao lưu giữa người dân hai nước. Về lĩnh vực này, Mỹ đã tăng cường đầu tư vào thế hệ trẻ của Việt Nam thông qua các chương trình như Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á, các chương trình giao lưu về giáo dục, học thuật, thành lập trường Đại học Fullbright Việt Nam,… Qua chương trình này, Mỹ mong muốn đầu tư vào thế hệ trẻ  Việt Nam và đầu tư vào tương lai của Việt Nam.

Vấn đề trọng tâm thứ ba mà hai bên cùng quan tâm là làm sao có thể đối phó được với một loạt những thách thức trên toàn cầu. Hai nước đã và đang cùng làm việc với nhau để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cụ thể là đợt hạn hán nặng nề mà các nước khu vực sông Mê Kông đang phải gánh chịu. Hai nước cũng làm việc với nhau về nhiều vấn đề toàn cầu khác như y tế và khủng bố quốc tế.

Về các vấn đề khu vực, hai nước đã và đang làm việc nhằm hướng tới một trật tự dựa trên luật pháp và nguyên tắc chung, làm giảm bớt sự căng thẳng nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, đảm bảo quyền của tất cả các bên cũng như luật pháp quốc tế được tôn trọng. Mỹ đề nghị các bên tuyên bố chủ quyền cần tiến hành các bước làm giảm căng thẳng và xuống thang tình hình.

Trọng tâm thứ tư trong quan hệ giữa hai nước là giải quyết các tồn tại do chiến tranh để lại. Trong đó, có việc tăng cường hợp tác rà phá các loại bom mìn, cùng nhau tiến hành tìm kiếm, hồi hương các di hài người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam cũng như cùng nhau hợp tác xử lý các khu bị ô nhiễm dioxin, ví dụ như tại sân bay Đà Nẵng.

Điểm thứ năm chính là hai nước tiếp tục thảo luận, cùng nhau làm việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền và cải cách pháp luật Việt Nam. Đây là lĩnh vực luôn được quan tâm và tiếp tục được mở rộng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Mỹ và Việt Nam đã liên tục đối thoại về vấn đề nhân quyền thông qua các hình thức như đối thoại nhân quyền song phương hoặc thông qua các cuộc đối thoại song phương cấp cao.

Mỹ rất quan tâm đến quá trình cải cách pháp luật mà Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành. Trong đó có việc sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật liên quan cho phù hợp với bản Hiến pháp mới của Việt Nam cũng như là các tiêu chuẩn phổ quát của quốc tế.

Mỹ tin tưởng việc cải thiện nhân quyền không chỉ quan trọng đối với quan hệ song phương mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển quan hệ của các nước đối tác của Mỹ./.

(theo infonet.vn)

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện.

Tập trung ngăn chặn tình trạng "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 4544/BTTTT-TTra yêu cầu thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề “nóng” được nhân dân quan tâm, thuộc 4 lĩnh vực: Báo chí-xuất bản; thông tin trên mạng; bưu chính - viễn thông; an toàn thông tin.

Thủ tướng: Chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Abu Dhabi, trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam...