WB dự báo các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Trong báo cáo công bố ngày 15/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% trong năm nay, nhưng đồng thời cảnh báo những nước này cần đề phòng nguy cơ giá trị tài sản và tín dụng quá nóng.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Mức dự báo mới trên đã tăng tới 0,3% so với mức dự báo WB đưa ra hồi năm ngoái, nhờ vào nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ, giúp khu vực này đóng góp tới 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012.

WB nhận định những nguy cơ trên toàn cầu, vốn xuất phát từ vấn đề nợ công châu Âu và bất đồng xoay quanh tài chính ở Mỹ đã dịu bớt và đang có những dấu hiệu về thay đổi ở các nền kinh tế phát triển, dự báo sự khởi sắc cho xuất khẩu của châu Á. Mặc dù vậy, theo WB, tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm 2014 sẽ giảm xuống chút ít còn 7,6%.

Báo cáo của ngân hàng trên cũng đồng thời cảnh báo nguy cơ phát triển quá nóng tại một số nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Mức lãi suất thấp gần 0% và chính sách tiền tệ nới lỏng ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã khiến các dòng vốn lớn từ những nước này đổ vào các thị trường mới nổi tại châu Á. Điều này sẽ giúp thúc đẩy giá bất động sản và cổ phiếu, nhưng cũng đồng thời kéo theo nguy cơ xuất hiện bong bóng tài sản, sẽ sụp đổ khi các luồng tiền đó đột ngột rút đi.

Trong ba tháng đầu năm nay, tổng số vốn rót vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã lên tới 46,8 tỷ USD, tăng 86,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, các biện pháp kích thích nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà các Chính phủ hiện đang áp dụng như duy trì mức lãi suất thấp có thể dẫn tới các khoản nợ và lạm phát cao. Nhà kinh tế của WB Bert Hofman cho rằng “việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kích cầu có thể sẽ phản tác dụng vì nó cũng có thể gây sức ép lạm phát”./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

“Thỏi nam châm” BRICS

Thêm nhiều quốc gia như Azerbaijan, Malaysia, Thái Lan… mới đây nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Vị thế và sức hút ngày càng gia tăng của nhóm này đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với các nước Nam bán cầu, trong bối cảnh Hội nghị thượng...

Bước tiến mới trong chẩn đoán ung thư não

Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp mới để phát hiện ung thư não nhanh, chính xác và ít tốn kém hơn so với phương pháp thông thường.

Ngành du lịch có thể đóng góp kỷ lục 11.100 tỷ USD vào GDP toàn cầu

Ngành du lịch dự kiến hỗ trợ gần 348 triệu việc làm trong năm 2024; trong khi chi tiêu cho du lịch tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đức dự kiến sẽ đóng góp nhiều nhất cho GDP.

Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang đối mặt nhiều thách thức, song cũng sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vị trí địa chính trị quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Mỹ Latin “kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp

Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) mới đây nhận định, nền kinh tế khu vực này vẫn “mắc kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp và sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 1,8% trong năm nay. Cơ hội việc làm kém và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến mức dự báo thấp này.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp Cộng hòa Dân chủ Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. Cộng hòa Dân chủ Congo chính là nơi đầu tiên loại virus này được phát hiện ở người vào năm 1970.