Kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Eurozone vẫn trì trệ

Trong báo cáo công bố mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi nhờ sự dẫn dắt của kinh tế Mỹ và Nhật Bản, song cuộc khủng hoảng tiếp diễn ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang khiến các nước thành viên có phần tụt lại sau.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo báo cáo trên, dự kiến tăng trưởng kinh tế của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canađa và Nhật Bản sẽ đạt 2,4% trong quý I năm nay và 1,8% trong quý II. Mức tăng trưởng dự báo cho các nền kinh tế Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Anh trong 2 quý đầu năm lần lượt là 3,5% và 2%; 1,1% và 1,9%; 3,2% và 2,2%; 0,5% và 1,4%. Trong khi đó, dự báo được đưa ra cho Eurozone trong giai đoạn này chỉ đạt 0,4% và 1%. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa 3 nền kinh tế hàng đầu, Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng 2,3% và 2,6%; nền kinh tế lớn thứ hai là Pháp sẽ suy giảm 0,6% trước khi tăng 0,5%; còn nền kinh tế lớn thứ ba là Italia giảm 1,6% vào quý I và sau đó sẽ tăng 1% vào quý II.

Các nền kinh tế mới nổi vẫn duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của các nền kinh tế phát triển. Do sự đóng góp đáng kể vào kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi sẽ lại trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu. OECD dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức trên 8% trong nửa đầu năm 2013.

OECD chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế yếu cùng với niềm tin bị giảm sút có thể gây khó khăn hơn cho mục tiêu hạ tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu, khi tình hình thị trường việc làm ở khu vực này tiếp tục xấu thêm và ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Nhiệm vụ cải cách thị trường việc làm lúc này càng cấp bách hơn để có thể tạo thêm việc làm. Bên cạnh đó, những hành động chính sách mạnh mẽ vẫn là cần thiết để đảm bảo sự phục hồi vững chắc hơn, đặc biệt là ở Eurozone.

Tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang đã cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp cho đến khi thị trường việc làm có sự cải thiện rõ rệt, song sự cần thiết của các biện pháp tiền tệ mạnh mẽ hơn đã giảm bớt. Trong khi chính sách kích thích ở Nhật Bản vẫn cần được tiếp tục để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và tiến tới mục tiêu lạm phát 2%. Ở Eurozone, khu vực này cũng cần nới lỏng chính sách tiền tệ hơn, khi nhu cầu vẫn yếu và lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.