Thêm 2 rủi ro khiến kinh tế thế giới bấp bênh

Bên cạnh các rủi ro bất ổn địa - chính trị, khủng hoảng nợ châu Âu, triển vọng kinh tế thế giới trở nên bấp bênh hơn bởi 2 rủi ro lớn liên quan tới 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trong bối cảnh diễn biến tài chính quốc tế rất khó lường và thương mại thế giới trì trệ, các tổ chức quốc tế đều nhận định kinh tế thế giới chịu nhiều áp lực suy giảm tăng trưởng trong năm 2015 - 2016.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 và năm 2016 xuống tương ứng 3% và 3,6%; trong đó Mỹ tăng trưởng 2,4% và 2,6%, khu vực đồng Euro tăng trưởng 1,6% và 1,9%, Nhật Bản tăng trưởng 0,6% và 1,2%, Trung Quốc chỉ tăng 6,7% và 6,5%, Ấn Độ tăng 7,2% và 7,3%...

Bên cạnh các rủi ro bất ổn địa - chính trị, khủng hoảng nợ châu Âu, các báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu trong tháng 9/2015 đều nhấn mạnh triển vọng kinh tế thế giới trở nên bấp bênh hơn bởi các rủi ro.

Thứ nhất, tác động khó lường cả trước mắt và lâu dài của suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. OECD cho rằng với tầm ảnh hưởng lớn trong kinh tế - tài chính thế giới, suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động lớn hơn dự báo trước đây, đặc biệt là tác động trực tiếp đến thương mại và đầu tư quốc tế. Suy giảm kinh tế Trung Quốc nếu kết hợp với biến động mạnh trên thị trường tài chính quốc tế có thể làm gián đoạn tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới sau khủng hoảng.

Thứ hai, động thái tăng lãi suất của Mỹ có thể gây biến động nhất định trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, đặc biệt là có khả năng thúc đẩy tăng giá đồng USD, kích hoạt dòng vốn rút khỏi các nền kinh tế đang nổi. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng trong vài tuần qua đã phần nào phản ánh xu hướng đầu tư tìm kiếm trú ẩn an toàn do tâm lý bất an, lo ngại trước rủi ro bất ổn và triển vọng bấp bênh của kinh tế - tài chính toàn cầu./.
Theo An Bình/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...