Hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng Nhật ưa thích

Tính đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã đạt 1,87 USD, tăng 0,84 so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, dây cáp điện.

Xuất khẩu gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật
(ảnh: VGP)

Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã có nhiều thay đổi, từ 4,41 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 13,05 tỷ USD năm 2012, tăng 195,9% so với năm 2005.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hơn, song thị phần của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 1,3% nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản.

Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này đang là Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia.

Những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật tăng bình quân 12%, là thị trường lớn thứ 3 của mặt hàng này, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và EU. Năm 2010 - năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Đối tác song phương Việt Nam - Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật hưởng mức thuế 0%, nên kim ngạch hàng dệt may vào quốc gia này đạt 1,2 tỷ tăng 20% so với năm 2009, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Trong năm 2012, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản tiếp tục tăng 22,2%, đạt 2 tỷ USD.

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thị trường Nhật Bản có mức tiêu thụ quần áo hàng năm tới 3,7 tỷ USD, trong đó chỉ có 5% được sản xuất tại Nhật. Dệt may của Việt Nam đang còn lợi thế về nguồn nhân công với giá tương đối hợp lý. Sự năng động của doanh nghiệp cùng với đội ngũ thợ lành nghề đã được kiểm chứng qua việc vào được các thị trường cao cấp.

Theo Bộ Công thương, đối với sản phẩm tiêu dùng, người Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là những tiêu chí phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng.

Về chất lượng sản phẩm, người Nhật Bản có yêu cầu khá cao. Những tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút đối với sản phẩm có chất lượng tốt, các dịch vụ hỗ trợ sau bán đảm bảo. Các lỗi nhỏ do sơ ý trong vận chuyển, hoàn thiện sản phẩm (vết xướt nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót trên bao bì, bao bì xô lệch…) cũng có thể ảnh hưởng đến lô hàng khó bán, ảnh hưởng chung đến kế hoạch sản xuất lâu dài./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...