Quan hệ Việt-Italia ngày càng gắn bó

Sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 23/3/1973), Italia ngày càng coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Đại sứ Italia Lorenzo Angeloni
- Ảnh VGP/Hải Minh
Về mặt chính trị, Việt Nam và Italia có truyền thống hợp tác cùng nhau ở cả cấp độ song phương và đa phương, quan hệ hai nước được tăng cường qua một loạt các chuyến thăm cấp cao.

Trên bình diện kinh tế, sau năm 1986, quan hệ hai nước phát triển ổn định. Việt Nam hiện là thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp Italia.

Là thành viên của ASEAN và của mạng lưới các hiệp định thương mại với các nước châu Á, Việt Nam được coi là trung tâm sản xuất ngày càng quan trọng để xuất khẩu sang toàn bộ khu vực.

Một lĩnh vực quan trọng khác trong quan hệ hợp tác Việt- Italia là hợp tác phát triển. Italia là quốc gia phương Tây đầu tiên khởi động các hoạt động hợp tác phát triển tại Việt Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện diện của Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu tại Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Nhìn lại 40 năm quan hệ song phương, Đại sứ Italia Lorenzo Angeloni khẳng định “Việt Nam và Italia luôn có tình hữu nghị sâu sắc và trong 40 năm qua, hai nước đã xây dựng được quan hệ đối tác toàn diện và hiệu quả”.
Đại sứ cho rằng việc ký kết Tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Italia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3/2013 “thể hiện một bước tiến lớn trong quan hệ song phương”. Italia nằm trong số những nước có mối quan hệ ngày càng gần gũi với Việt Nam.

Hai bên sẽ sớm bắt tay vào việc thảo luận về kế hoạch hành động đầu tiên, hy vọng kế hoạch này sẽ sớm hoàn thành.

Đại sứ tin rằng ưu tiên đặc biệt sẽ được dành cho lĩnh vực kinh tế. Hiện tại, các doanh nghiệp Italia vẫn chưa biết nhiều về tiềm năng và cơ hội tại thị trường Việt Nam, nhưng Chính phủ hai nước cam kết thúc đẩy các giải pháp để tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Quan hệ đối tác chiến lược sẽ là công cụ quan trọng để hai nước đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nói về những ưu tiên trong nhiệm kỳ công tác, Đại sứ Lorenzo Angeloni  cho biết ông đã làm việc hai năm tại Hà Nội. Trong những năm qua, hai nước đã chứng kiến quan hệ song phương phát triển nhanh chóng. Điều này là vì những nỗ lực của cả hai bên, đặc biệt là hai Đại sứ quán và hai Bộ Ngoại giao.

Mặc dù vậy Đại sứ vẫn cho rằng những kết quả đạt được còn khiêm tốn. “Chúng ta phải thúc đẩy chia sẻ hiểu biết về những điều kiện thuận lợi mà Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp Italia”.

Để tạo cơ hội cho nhân dân Việt Nam hiểu hơn về nền văn hóa của Italia, Đại sứ quán Italia sẽ tiếp tục tổ chức chương trình các sự kiện văn hóa, trong đó Italia đã quyết định khởi động dự án “Casa Italia” - một trung tâm giới thiệu văn hóa, sản phẩm, thị hiếu, mẫu mã, và doanh nghiệp. Sáng kiến này khả thi vì có sự tham gia và ủng hộ của một số doanh nghiệp hàng đầu đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, Đại sứ quán Italia đã tổ chức phiên bản mới sự kiện Italia -Việt năm 2013, được coi là Năm Italia tại Việt Nam, với những sáng kiến trùng với những sáng kiến do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Rome trong khuôn khổ Năm Việt Nam tại Italia. Đây sẽ là một năm làm nổi bật các kênh kết nối giữa hai nước và hai nền văn hóa.

Thực tế, Chương trình Italia -Việt sẽ không chỉ nhằm những mục tiêu quen thuộc - như khuyến khích giao lưu giữa các nghệ sĩ, doanh nghiệp và giao lưu nhân dân, tập trung vào kết hợp giữa văn hóa và kinh tế để giới thiệu những điểm đặc sắc trong nhiều lĩnh vực của Italia, trong đó có thời trang, ẩm thực, thiết kế, âm nhạc - mà còn nhằm mục đích giới thiệu những thành tố và lĩnh vực làm nên quan hệ giữa hai nước trong những năm qua.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...