Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống nạn buôn bán người

Buôn bán người là một tội phạm nghiêm trọng và vi phạm nhân quyền. Mỗi năm, hàng ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của những kẻ buôn người ở đất nước họ và ở nước ngoài. Ngày 30/7 hằng năm vì vậy được dành để kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người, nhằm nêu bật tình hình nghiêm trọng của các nạn nhân của nạn buôn bán người, đồng thời thúc đẩy việc bảo vệ quyền của họ.

Theo Liên hợp quốc, 21 triệu người là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Tất cả các quốc gia đều đang bị ảnh hưởng bởi nạn buôn người, cho dù đó là quốc gia xuất xứ, quá cảnh hay điểm đến của các nạn nhân. Chế độ nô lệ, trong hình thức cổ xưa và hiện đại, không chỉ đáng xấu hổ, mà còn là "điều tồi tệ nhất của tất cả các hành vi hèn hạ" và không có chỗ đứng trong thế giới này.

Năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu về chống buôn bán người, kêu gọi chính phủ các nước có biện pháp phối hợp và cụ thể để đối phó với tai họa này. Kế hoạch kêu gọi hợp tác đấu tranh chống buôn bán người với các chương trình mở rộng của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy phát triển và tăng cường an ninh toàn cầu. Một trong những điều khoản mang tính quyết định của Kế hoạch là việc thành lập một quỹ đóng góp tự nguyện của Liên hợp quốc cho các nạn nhân của buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em...

Tới năm 2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức một cuộc họp cấp cao để đánh giá Kế hoạch hành động toàn cầu. Các nước thành viên cũng đã thông qua Nghị quyết 68/192 và tuyên bố lấy ngày 30/7 để kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người. Nghị quyết khẳng định, một ngày như vậy là cần thiết để "nêu bật tình trạng các nạn nhân của nạn buôn người và thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của họ".

Trong thông điệp đưa ra nhân Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người năm nay (30/7/2015), Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết: Trên thế giới, các tên tội phạm bán con người vì lợi nhuận. Hầu hết nạn nhân của nạn buôn người, trong đó có cả hành vi hành hạ xâm phạm tình dục, là phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương. Đó thường là lời hứa về một công việc trả lương tốt. Những người di cư qua vùng biển nguy hiểm và sa mạc thiêu đốt để thoát khỏi xung đột, nghèo đói hay bị ngược đãi cũng có thể sẽ là nạn nhân của nạn buôn người. Nạn nhân có thể là những người ở một mình ở nước ngoài , nơi họ có hộ chiếu bị tịch thu, bị kết án phải chịu các khoản nợ và khai thác lao động. Trẻ em và thanh niên thấy cuộc sống bị đánh cắp, giáo dục bị gián đoạn. Quyền cơ bản nhất và tự do cơ bản của họ bị vi phạm.

“Các mạng lưới buôn bán người phát triển mạnh ở những nước, nơi các quy định của pháp luật rất bấp bênh và hợp tác quốc tế khó khăn. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia cùng đấu tranh chống rửa tiền, ký kết và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức và Nghị định thư về buôn bán người” – ông Ban Ki-moon nêu rõ.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, chúng ta cũng phải cung cấp hỗ trợ đáng kể cho những người có nhu cầu, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ, tiếp cận công lý và những con đường cứu trợ. Tất cả các quốc gia phải đoàn kết để hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân, cũng như đưa tội phạm ra trước công lý, để loại trừ mối đe dọa xuyên quốc gia này./.
Theo Khánh Linh/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia vùng Vịnh

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong những năm qua duy trì đà phát triển tích cực. Cơ chế chính sách thuận lợi, cùng những thành tựu ấn tượng về kinh tế-xã hội đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại châu...

Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến...