Chợ trâu Cán Cấu

Chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) cũng như các chợ phiên vùng cao khác, có khu bán sản vật của địa phương, có khu bán vật dụng thiết yếu cho gia đình, có khu ẩm thực... nhưng thu hút và hấp dẫn nhiều người nhất là khu dành cho mua bán trâu.

Chợ phiên Cán Cấu họp vào mỗi thứ 7 hàng tuần. 7 giờ sáng, chợ đã rực rỡ sắc màu. Dưới khu vực chợ trâu, hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… đã “tụ” về. Gần đây chợ đã trở thành trung tâm mua bán trâu, bò, ngựa… phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con cũng như nhu cầu làm thuốc, làm thực phẩm của nhân dân các vùng dưới xuôi.



Chợ trâu Cán Cấu.

Chợ không chỉ là nơi thu hút các thương lái đến mua bán mà cả những người dân và du khách hiếu kỳ cũng đến xem nhộn nhịp. Càng gần trưa, chợ trâu Cán Cấu càng đông, nhiều người phải dắt trâu xuống buộc ở khoảnh đất phía dưới. Phía cuối chợ, cảnh trao đổi, mua bán trâu diễn ra khá náo nhiệt.

Cái sự lạ của khu chợ không chỉ ở mỗi phiên hàng trăm con trâu bình thản chờ đợi được mua, được bán mà mọi người còn được tìm hiểu cách thức chăm sóc trâu của đồng bào dân tộc nơi đây cũng như phương thức canh tác và mua bán trong chợ.

Với đồng bào, nếu bán được giá thì tốt, còn không được giá là họ dứt khoát mang về, cũng chẳng ai thấy buồn vì họ coi đó là dịp để khoe đàn trâu của gia đình và phiên sau lại tiếp tục mang đến chợ. Còn với thương lái, dù rất muốn mua được rẻ song họ luôn giữ uy tín để làm ăn lâu dài. Chợ cũng đã hình thành một nhóm người Mông thông thạo tiếng Kinh, tiếng Quan hỏa, thông thạo buôn bán, giao dịch làm cầu nối giữa người mua, nguời bán.

Chợ trâu Cán Cấu không chỉ phát huy truyền thống, lợi thế của đồng bào trong việc chăn nuôi đại gia súc mà còn góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, thu hút các thành phần kinh tế đến với vùng cao, giới thiệu vùng cao với đồng bằng, trung du.

Với hàng trăm con trâu mỗi phiên chợ được chuyển về xuôi, đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng, chợ trâu Cán Cấu đang đòi hỏi phải duy trì lâu dài và phát triển thành hàng hóa. Do đó, ngoài việc tận dụng lao động, đất đai, thiên nhiên còn rất cần các cấp, các ngành Trung ương và địa phương có kế hoạch đầu tư cho chăn nuôi trâu để đàn trâu của các xã vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… ngày càng tăng, đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.