EU vẫn ưu tiên tăng trưởng trong khi duy trì “thắt lưng buộc bụng”

Hội nghị thượng đỉnh thường niên mùa xuân của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/3 tại Brussels (Bỉ), nhằm tìm cách thức giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ngày càng nghiêm trọng cũng thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng cạnh tranh...
 
Ảnh minh hoạ.
Ngay trong ngày họp đầu tiên, Hội nghị của EU đã thực sự “nóng” với những tranh cãi về việc làm sao để vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế nhằm giảm thất nghiệp và bảo đảm ổn định xã hội, vừa duy trì các biện pháp khắc khổ để giảm nợ công.

Lâu nay, nền kinh tế lớn nhất EU là Đức vẫn bảo vệ lập trường duy trì các chính sách “thắt lưng buộc bụng” và coi đây là biện pháp duy nhất có thể đảm bảo tăng trưởng thực sự. Trong khi đó, Pháp và một số nước thành viên khác muốn nới lỏng chính sách này nhằm giảm áp lực đối với người dân.

Tổng thống Pháp François Hollande tiếp tục kêu gọi EU nới lỏng chính sách khắc khổ, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Thủ tướng Italia Mario Monti lập luận rằng, Italia và các nước EU đang đối mặt với áp lực tài chính công nên được cho phép đẩy mạnh chi tiêu, tạo việc làm. Còn Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte lại cho rằng hiện tại châu Âu cần phải thực hiện song song cả chương trình “thắt lưng buộc bụng” và cải cách cơ cấu để cải thiện tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy nhấn mạnh, bây giờ không phải lúc lựa chọn giữa “thắt lưng buộc bụng” hay tăng trưởng. Theo ông, EU cần phải lấy lại “phong độ” trên tất cả các lĩnh vực, trước hết cần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong thanh niên.

Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Pháp và Italia đã giành được sự ủng hộ khi các nhà lãnh đạo EU nhất trí tăng đầu tư công với điều kiện tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách.

Theo các nhà phân tích, tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU đã tránh được xung đột, với việc nhất trí cách diễn giải “mềm dẻo” hơn về nguyên tắc ngân sách của khối có tính tới yếu tố tăng trưởng. Đây được xem là một thắng lợi đối với Pháp và Italia, vốn cho rằng cần cân bằng những biện pháp kinh tế khắc khổ với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và đoàn kết. Tuy nhiên, EU vẫn chưa đưa ra được kết luận cụ thể cho vấn đề này, khi Đức và một số nước khác vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng, các biện pháp kinh tế khắc khổ cần có thêm thời gian để phát huy tác dụng và chính sách khắc khổ sẽ vẫn là biện pháp trụ cột để đối phó với khủng hoảng.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo EU chỉ đạt thỏa thuận đẩy nhanh việc thực thi “Sáng kiến việc làm cho thanh niên” được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi năm ngoái. Song, theo một số chuyên gia phân tích, có vẻ như sáng kiến trị giá 6 tỷ Euro này chỉ là “hạt muối bỏ biển”, khi mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Hy Lạp và Tây Ban Nha là hơn 50%.

Theo Chủ tịch EU Van Rompuy, tăng trưởng và việc làm “không phải là những thứ các Chính phủ có thể mua hoặc tập hợp được” mà đó là mục tiêu quan trọng nhất và để đạt được nó, EU phải tiếp tục phấn đấu./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.