Đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các huyện nghèo

Sáng ngày 19/1, tại thành phố Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các tỉnh Tây Bắc.

Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Phạm Thị Hải Chuyền, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trương Xuân Cừ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đại diện một số bộ, ngành trung ương.

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh uỷ; Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố và đại diện 46 huyện nghèo, trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động…

Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu chào mừng.

Phát biểu chào mừng, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Những kết quả mà tỉnh Lào Cai đạt được thời gian qua là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là những cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả cho 3 huyện nghèo của tỉnh. Trong thời gian tiếp theo, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với quyết tâm cao nhất để tấn công mạnh vào đói nghèo…

Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định 71 ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, đã có khoảng 9.500 lao động ở các huyện nghèo được đưa đi làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE, Đài Loan (Trung Quốc)... trong đó 95% là người lao động dân tộc thiểu số. Đa số người lao động đi làm việc ở nước ngoài có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng, một số thị trường khác có thu nhập cao hơn. Có khoảng 65 - 70% số hộ có người đi xuất khẩu lao động đã thoát nghèo…

Tuy nhiên, số lao động của 62 huyện nghèo được xuất khẩu còn quá thấp so với mục tiêu của Quyết định. Trung bình mỗi xã chỉ có khoảng 22 lao động đăng ký tham gia đề án, mỗi huyện chỉ có 325 người đăng ký. Số lao động thuộc hộ nghèo được đưa đi làm việc ở nước ngoài trung bình chỉ đạt 161 lao động/năm.

Đối với các tỉnh Tây Bắc, trong năm 2014 đã có 243.533 người được học nghề, bằng 12% tổng số người được đào tạo nghề trong cả nước, trong đó có 71.134 người dân tộc thiểu số; 13.128 người thuộc hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng theo thống kê sơ bộ đến cuối năm 2014 giảm xuống còn khoảng 18,5% (giảm hơn 3% so với năm 2013); tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại các huyện nghèo giảm xuống còn 32% (giảm hơn 5% so với năm 2013) đạt mục tiêu đề ra…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các huyện nghèo.

Báo cáo cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động; đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các chính sách về giảm nghèo trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các ngành, địa phương đạt được trong thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo những năm qua. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương cần tìm ra những nguyên nhân cơ bản khiến việc thực hiện Quyết định chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ các văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục, dạy nghề vừa được Quốc hội thông qua theo hướng tăng hỗ trợ, đầu tư cho bà con tham gia làm việc ở nước ngoài, chú trọng nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với phong tục, tập quán từng địa phương; đổi mới công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động để người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiết thực của xuất khẩu lao động với đời sống đồng bào.

Đối với chính sách giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng vùng Tây Bắc và các huyện nghèo phải coi giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với đời sống, phong tục của từng địa phương. Rà soát, lồng ghép các chính sách giảm nghèo hiện nay, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa các loại cây, con giống mới phù hợp vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa để người dân thoát nghèo nhanh, bền vững.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chính sách giảm nghèo cần đa chiều, bảo đảm tập trung nguồn lực, thu hút các nguồn lực cộng đồng, ưu tiên các huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Gắn chương trình, dự án giảm nghèo với dạy nghề, xuất khẩu lao động. Đặc biệt, cần đánh giá kỹ lưỡng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, các địa phương cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân và tìm ra những bất cập để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bảo đảm các cơ chế, chính sách, chủ trương phù hợp với thực tế…

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 3 sở lao động – thương binh - xã hội: Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ngãi và 3 doanh nghiệp có thành tích trong thực hiện Quyết định số 71 của Chính phủ (ảnh trên)./.
 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.

Câu lạc bộ Lào Cai 1 đứng thứ 5 chung cuộc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia 2024

Chiều 18/9, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024.

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Để cùng chung tay kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế (Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày...