Bức tranh Ý Lình Hồ

Tôi đến Ý Lình Hồ, xã San Sả Hồ (Sa Pa), như một duyên kì ngộ. Từ thị trấn Sa Pa, xuôi theo đường về Lao Chải chừng 3 km, dừng chân ở một khu đường dốc, chính vẻ hùng vĩ và cái tên đầy bản sắc khiến tôi quyết định đổi hướng cuộc hành trình.

Thanh bình Ý Lình Hồ

Nghe người già kể lại, từ xa xưa, đây là bản của người Dao do người đàn ông có công khai phá tên là “Lý Lình Hồ”. Sau dần, người Dao chuyển đi nơi khác, người Mông đến định cư, vẫn giữ tên và phiên âm thành Ý Lình Hồ như để nhớ ơn người xưa. Nằm khá xa đường chính, đường vào thôn lại cua dốc, khúc khuỷu, nên khác với những thôn, bản khác ở Sa Pa, nơi đây không ồn ào tiếng xe cộ, mà thanh bình, yên tĩnh.

Đồng chí Sùng A Sình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã San Sả Hồ cho biết: Ý Lình Hồ nay đã được chia thành hai thôn Ý Lình Hồ 1 và Ý Lình Hồ 2, mỗi thôn có hơn 100 hộ dân. Đây là các thôn thuần nông, chủ yếu là cấy lúa, trồng ngô. Thời gian tới, phát huy lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, Đảng uỷ, chính quyền xã định hướng đưa du lịch cộng đồng về với Ý Lình Hồ; vận động, tập huấn người dân thực hiện mô hình homestay, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phù hợp với đặc điểm của địa phương, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cho người dân.

Khách du lịch khám phá vẻ đẹp hoang sơ.

Bao đời nay, dưới chân núi Hoàng Liên hùng vĩ, Ý Lình Hồ 1 luôn nổi bật bên dòng suối Mường Hoa. Từ đầu nguồn thác Bạc chảy về, Mường Hoa đã đem nước đổ đầy ruộng nương; đem cá, tôm nuôi dưỡng con người. Và giờ đây, chính vẻ đẹp, thơ mộng, Mường Hoa đang góp phần điểm tô cho Ý Lình Hồ 1 thêm quyến rũ hơn trong lòng du khách.

Đến Ý Lình Hồ, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, với những triền ngô xanh mướt, những “bậc thang lúa” tít tắp phía chân trời, những nếp nhà đơn sơ của người Mông và được trải nghiệm phương thức dệt truyền thống của người dân địa phương. Tất cả tạo nên một bức hoạ thiên nhiên đầy màu sắc. Đặc biệt, sự hiếu khách, thật thà, chất phác của người dân là nét đẹp lưu luyến nhất, khiến ai đã từng đến Ý Lình Hồ cũng mong được trở lại./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai