Thắm đượm nghĩa tình Nam Bắc một nhà

Tối 28/10, Lễ kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được tổ chức trang trọng tại cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa).


Lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng bào, chiến sĩ và học sinh miền Nam ra Bắc tập kết.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các bộ, ngành, các thế hệ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh tập kết ra Bắc và đông đảo người dân Thanh Hóa đến dự.

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra Bắc để tiếp tục bồi dưỡng, học tập, nhằm tạo lực lượng cán bộ hậu bị, cán bộ chủ chốt cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng sau này.

Các địa phương của Thanh Hóa như thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa... được chọn là nơi đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tổ chức tập kết là cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến, nay là phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn vào ngày 25/9/1954.

Chỉ trong quãng thời gian từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955, nhân dân Sầm Sơn đã đón tiếp an toàn trên 80.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, thương bệnh binh và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Người dân Sầm Sơn đã thành lập 12 trạm, xây dựng trên 1.000 ngôi nhà, trạm xá... để đón tiếp đồng bào miền Nam ở ấm, ăn no.

Tại lễ kỷ niệm hôm nay, các đại biểu đã được chứng kiến nhiều cuộc gặp mặt xúc động của những đồng bào, đồng chí, những người sau 40, 50 năm mới gặp lại.

GS. TS Lê Du Phong, đại diện các thế hệ đồng bào, chiến sĩ và học sinh miền Nam ra Bắc tập kết xúc động bày tỏ cách đây 60 năm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã sẵn sàng tinh thần “nhường cơm sẻ áo” với  những người con miền Nam ra Bắc tập kết, điều này đã đọng mãi trong tình cảm, là sự xúc động mạnh mẽ trong lòng đồng bào, cán bộ và học sinh miền Nam. Những năm tháng ấy khẳng định chân lý mãi mãi không bao giờ thay đổi về nghĩa tình ruột thịt, Nam-Bắc một nhà.

Nhiều đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sau này đã trở thành tấm gương sáng trong sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Các đại biểu dự lễ khởi công xây dựng khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ và học sinh miền Nam ra Bắc tập kết.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ cách đây 60 năm, chủ trương đưa một bộ phận đồng bào, chiến sĩ, cán bộ và học sinh miền Nam ra tập kết miền Bắc, trong đó có 32.000 học sinh miền Nam là một quyết định vô cùng đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Điều đó đã làm ấm lòng hàng chục vạn đồng bào miền Nam trong những ngày đầu tiên đặt chân ra miền Bắc và tiếp tục học tập, phấn đấu cho ngày thống nhất đất nước.

“Tự hào với truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta quyết tâm cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng ấm no, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

* Nhân dịp này, Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sầm Sơn đã tổ chức khởi công xây dựng khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ và học sinh miền Nam ra Bắc tập kết./.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.