Đại gia Hàn Quốc chọn Việt Nam làm “cứ điểm” sản xuất toàn cầu

Giới công nghệ Việt Nam và thế giới đã không còn xa lạ với những chiếc “smartphone” thời thượng “Made in Viet Nam by Samsung”. Người Việt cũng đã quen với hình ảnh những tòa nhà chọc trời Keangnam, Lotte hay bản tin về những dự án “tỷ đô” của các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Điện thoại "Made in Viet Nam by Samsung". Ảnh minh họa.
Nhiều doanh nghiệp lớn tới từ Hàn Quốc đang chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, chỉ tính từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã “rót” 3,35 tỷ USD vốn đầu tư vào mảnh đất hình chữ (S:) và vượt lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam.

Samsung ngôi sao đang lên

Giữa tuần trước trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo UBND TPHCM đã trực tiếp trao giấy chứng nhận đầu tư dự án Samsung CE Complex với vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD cho lãnh đạo Tập đoàn Samsung.

Dự án thực hiện trên diện tích 70 ha trong Khu công nghệ cao TPHCM với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử, gia dụng công nghệ cao.

Được chia làm 2 giai đoạn, thời điểm ban đầu dự án tập trung vào sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng như “smart” TV, TV LCD, LED… Tại giai đoạn 2 của dự án, dự kiến sẽ sản xuất những sản phẩm gia dụng khác như tủ lạnh, máy giặt, máy giặt công nghệ cao. Sự khác biệt so với nhiều dự án sản xuất thuần túy là có một khoản đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra các chương trình và phần mềm ứng dụng cho các sản phẩm điện tử của dự án này.

Tính đến thời điểm hiện tại, Samsung đã đầu tư 8,25 tỷ USD tập trung cho 5 dự án tại Việt Nam. Theo hãng tin Bloomberg, tập đoàn này cũng đang cân nhắc đầu tư 950 triệu USD cho 1 dự án đóng tàu tại Việt Nam.

Nhiều dự án của Samsung đã phát huy hiệu quả như nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Dự án có mức đầu tư 2,5 tỷ USD này đã góp tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm ngoái với 23,9 tỷ USD. Năm nay, con số này còn gia tăng đáng kể khi nhà máy SEV tại Thái Nguyên được đầu tư 2 tỷ USD đang bắt đầu đi vào hoạt động ổn định.

Không chỉ mình Samsung

Không chỉ có Samsung, nhiều tập đoàn tới từ Hàn Quốc như Huyndai, LG, Doosan, Kumho Asiana, Posco… cũng đang tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam.

Tuần trước, LG đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Kinh Bắc về việc thuê thêm đất tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng để mở rộng sản xuất. Chưa rõ quy mô dự án này thế nào, nhưng cùng với 1,5 tỷ USD vốn đầu tư năm ngoái cho dự án về sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng thì LG cũng không muốn “kém cạnh” so với người đồng hương Samsung.

Nhiều doanh nghiệp tới từ Hàn Quốc khác như: Posco Special Steel sẽ đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất thép Posco SS-Vina vào cuối năm, trong khi đó Kumho Asiana đang mở rộng dự án Kumho Tires tại Bình Dương lên 300 triệu USD.

Nhận định về dòng chảy vốn đầu tư ngày càng mạnh vào Việt Nam, Báo Đầu tư dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Ahn Chong Ghee tại trong kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và có nguồn nhân lực dồi dào. Vì thế, các nhà đầu tư Hàn Quốc mong muốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng được mở rộng theo lộ trình cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Và cũng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất

Tuy dòng đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, người Hàn Quốc lấn sang nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, thương mại và giải trí.

Vừa qua Lotte đã khai trương tòa nhà cao thứ hai Hà Nội Lotte Center vào tháng 9. Trước đó, người đồng hương Keangnam cũng đã đưa vào sử dụng khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại tại toà nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower.

Người Việt cũng quen dần với những rạp chiếu phim mang thương hiệu Lotte, những siêu thị nhỏ phục vụ người Hàn Quốc và cả người Việt Nam trên nhiều con phố hay thậm chí kẹo “gum” mang thương hiệu Xylitol của Lotte.

Việc đẩy mạnh đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiển nhiên đã góp phần giải quyết việc làm, tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu, thu hút đầu tư, tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tự thay đổi, “lớn lên” để phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi cung ứng thay vì chỉ là một xưởng sản xuất gia công, lắp ráp thông thường.

Báo Đầu tư dẫn lời Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cho rằng cùng với việc thu hút đầu tư các dự án lớn, đã đến lúc phải làm sao để các dự án này không chỉ góp phần tăng năng lực sản xuất, mà còn “lôi kéo” nền kinh tế Việt Nam “lên một đẳng cấp khác”.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...